Friday, May 20, 2011

GIẤC NGỦ TRÊN ÐỒI XANH

Tâm bút  : Nguyễn Phan Ngọc An


Ba mươi lăm năm lưu lạc xứ người, sự thành đạt của người Việt lưu vong tương đối cũng khá nhiều nhưng cũng không phôi pha được những nỗi mất mát chia xa – Các nhà tranh đấu, các chính trị gia, các danh nhân, các văn nghệ sĩ,nhạc sĩ, ca sĩ , … lần lượt theo con tạo xoay vần giã từ trần lụy ! Nhưng dường như suốt ba mươi lăm năm lưu vong những người sống nhiều về tâm hồn thường ra đi quá sớm chẳng hạn như những ca nhạc sĩ - Người viết bài này với một mối thân tình và trong khung cảnh nhỏ hẹp thôi  – Tôi viết về một người nhạc sĩ đã ra đi, người đó chính là ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh.
Năm đó, khi tôi vừa định viết thì mở trang net lại thấy tin nhạc sĩ Nguyễn Hiền lâm chung, tôi và N/S Nguyễn Hiền rất thân tình, ông đã từng tổ chức cho tôi nhiều buổi sinh hoạt văn học tại miền Nam Cali, nói đến ông ai cũng thấy ngay rằng ông là một người nhạc sĩ đức độ khiêm cung hiền hòa trong xử thế. Có một lần khi ông đến nhà vợ chồng Tùng vào một buổi sáng sớm để gặp tôi bàn về việc ra mắt sách của tôi ngày chủ nhật tới mà ông là người tổ chức - Vừa bước vào nhà ông thấy Tùng với mái tóc trắng phau, ông vội vã cúi gập người xuống và chào “ lạy cụ ạ” – Lúc đó, Tùng lính quýnh cũng vội vã cúi gập người xuống và thưa “ lạy cụ ạ” – Tôi và Kim Nguyên vợ của Tùng cười vỡ cả bụng khi thấy hai người chào nhau như thế bởi vì Tùng chỉ khoảng 50 tuổi nhưng mái tóc trắng phau như tuyết tuy nước da vẫn hồng hào và nhìn kỷ vẫn còn phong độ. Thế là tôi phải đứng ra giới thiệu hai người với nhau và nói rõ với nhạc sĩ rằng Tùng chưa thành ông cụ .
Tôi còn một kỷ niệm nữa với N/S Nguyễn Hiền là khi ông tổ chức sinh nhật thứ 75 vào năm 2001 tôi đã đi xe đò xuống tham dự ngày sinh nhật của ông và ở lại hôm sau trở về San Jose, ít ra là chỗ thân tình lắm tôi mới lặn lội như thế … Tôi đã lên tặng ông bà Nguyễn Hiền một bó hoa thật lớn trong đêm sinh nhật và đọc bài thơ tôi viết tặng nhạc sĩ  ngày sinh nhật :

ÐIỂM HOA CHO ÐỜI

Nơi đây đang cuối mùa đông
Hoa xuân đua nở trong lòng tha nhân
Nắng xuân thêm ấm bội phần
Hương xuân thoang thoảng như gần bên ta
Chúc mừng nhạc sĩ tài hoa
Vắt tim nặn óc điểm hoa cho đời
Cung trầm cung bổng chơi vơi
Bút hoa sáng tạo rạng ngời non sông
Cao niên người vẫn tươi hồng
Rải hoa bác ái tưới trồng thiện căn
Văn chương lỗi lạc trời ban
Nguyễn Hiền tô nét son vàng sử xanh
Chúc người trọn giấc mộng lành
Trăm năm tuổi thọ toại thành ước mơ
Gửi lòng ngưỡng mộ vào thơ
Danh thơm sáng mãi bên bờ tự do.

( Kính tặng Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền sinh nhật 75)

Phần đông trong chúng ta mỗi độ xuân về không ai không thuộc bản nhạc bất tử của nhạc sĩ Nguyễn Hiền “ Anh Cho Em Mùa Xuân”, bản nhạc này đã đi vào lòng dân tộc Việt Nam mấy thập niên qua và tết đến là tên tuổi nhạc sĩ Nguyễn Hiền như nở rộ giữa mùa xuân mới.
Tôi rất buồn khi nghe tin nhạc sĩ Nguyễn Hiền ra đi và lại càng buồn hơn nữa khi nhớ đến nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũng đã ra đi cách đây mấy năm – Vì thế tôi có bài viết này để kỷ niệm cùng hai nhạc sĩ mà tôi quý trọng thân tình nhất.

Ngày tôi gặp lại anh chị Nhật Trường cách nay 13 năm tại miền Nam Cali nơi cửa hàng băng nhạc cuả anh - Trước 1975 tôi đã từng gặp và ái mộ khi anh lên sân khấu trình diễn, còn Mỹ Lan tôi đã từng ở chung một chung cư Kỳ Ðồng với nàng khi còn ở Việt  Nam và hàng ngày vẫn nhìn nàng chưng diện đi hát các tụ điểm ca nhạc, thời bấy giờ Mỹ Lan đang nổi bật với hai bản nhạc “ Lá Còn xanh” và “ Tình Yêu Trên Những Giếng Dầu” – Tôi đã quen Mỹ Lan ở ngoài hiền hậu dễ thương, khi lên sân khấu nàng trẻ trung và nhí nhảnh, nàng vừa hát vừa nhảy làm say mê khán giả bởi dáng dấp cao ráo vừa hát vừa nhảy lại vừa cười với nụ cười duyên dáng xinh đẹp – Thú thật lúc đó tôi rất mê Mỹ Lan qua những show mà nàng trình diễn.
Năm 1997 tôi có dịp xuống miền Nam Cali và đã đến thăm anh chị Nhật Trường - Mỹ Lan – Chúng tôi đã chụp chung với nhau những tấm hình lưu niệm có cả nhà danh hoạ Vũ Hối và nhà văn Trầm Mộng Bằng tức Lâm Thùy Giang cùng đến thăm anh chị Nhật Trường hôm đó – Chúng tôi không thể quên món Bún Bò Huế sát cạnh tiệm mà anh chị Nhật Trường đã đãi chúng tôi – Một thời gian sau, tôi cũng đã trở lại nhà anh chị thăm bác gái khi bác từ Việt Nam sang chơi lúc ấy Mỹ Lan đang mang bầu bé Chí - Những kỷ niệm thân thương nầy đã dấy lên trong ký ức tôi ngay từ khi được tin Ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh vừa mất !
Ca nhạc sĩ Nhật Trường tên thật là Trần Thiện Thanh, bút hiệu TTT, Anh Chương, Trần Thiện Thanh Toàn và Nhật Trường.
Anh sinh tại Phan Thiết năm 1941 – Anh vào Sài Gòn sinh sống nghề soạn nhạc và ca hát năm 1958 trong bước đầu đầy khó khăn và gian nan. Thời gian chịu đựng qua đi, sau đó một thời gian anh bỗng nhiên sáng rực và trở thành một tên tuổi nổi bật trong làng âm nhạc Việt Nam thời đó. Mỗi khi anh lên sân khấu là tiếng vỗ tay như pháo tết, anh hùng dũng hiên ngang trong bộ quân phục, anh đa tình lãng tử trong bộ veston màu nhạt, có đôi khi anh vô cùng tài tử trong bộ quần áo nghệ sĩ phong trần nhưng trông rất đẹp trai, thời ấy anh là thần tượng của giới trẻ, là mơ ước của các nàng nữ sinh, các người đẹp - Ở anh nhìn thấy một nét rắn rỏi pha đôi chút khắc khổ của đàn ông, đó là điểm đã làm anh nổi bật trong giới âm nhạc mềm và lã lướt kia - Cuối năm 1960 anh cùng Hùng Cường, Chế Linh thường mặc quân phục trình diễn trên sân khấu với những bài ca về lính do Trần Thiện Thanh sáng tác, thời ấy là thời nhạc lính bắt đầu sống dậy mạnh mẽ trong dòng nhạc của anh mặc dù anh còn rất trẻ, và khán giả rất say mê những buổi trình diễn có Nhật Trường - Một lần vào dịp tết, tổ chức Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ , anh đã hát liên tục 4 bài nhạc viết về lính của anh theo yêu cầu của đông đảo khán giả tham dự - Ðầu năm 1961 anh lập ra ban tứ ca gồm Nhật Trường và ba giọng ca nữ phụ họa là Như Thủy, Vân Quỳnh và Diễm Chi, các nàng này chuyên hát phong trào du ca của nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, Miên Ðức Thắng, Nguyễn Ðức Quang, Bùi Công Thuấn và Trần Thiện Thanh … Anh là ca sĩ chính trong các bài trình diễn, ba cô chỉ hát phụ họa bài hát thôi – Sau đó một thời gian Nhật Trường thực hiện một nhạc cảnh rất sống động diễn xuất chung với nữ ca sĩ Thanh Lan về khí thế một anh hùng mũ đỏ Ðại Úy Dù Nguyễn Văn Ðương vừa nằm xuống cho quê hương rất ngoạn mục và xúc động toàn bộ người tham dự tại sân khấu cũng như sau này lên thành phim ảnh - Thời đó tôi cũng rất say mê cặp hát chung Nhật Trường & Thanh Lan này lắm, anh có một chất giọng trầm ấm trữ tình và rất sang, chị Thanh Lan thì trong trẻo nhí nhảnh và mượt mà trau chuốt mỗi lời ca mà lại xinh đẹp nữa nên cặp ca sĩ này thời đó rất ăn khách trong làng âm nhạc Việt Nam.

Có lần Nhật Trường tâm sự với bạn bè rằng lúc nhỏ anh rất mê được ca hát, nhưng cha mẹ anh nghe ca hát là la rầy  không đồng ý còn bảo là “xướng ca vô loại” nên cấm ngặt anh – Anh buồn vì ước mơ không toại nguyện nên đêm khuya không ngủ và đợi mẹ cha đã yên giấc điệp anh ngồi hát nghêu ngao một mình suốt mấy giờ liền những bài ca đã thuộc nằm lòng của các nhạc sĩ nổi tiếng thời đó, nên khi xuống Sài Gòn bắt đầu cho sự nghiệp ước mơ anh chọn ngay bút hiệu Nhật Trường để nhớ về những ngày dài vời vợi chờ đêm đến để được nghêu ngao ca hát một mình.
Nhật Trường gia nhập vào sự nghiệp ca hát chỉ một thời gian rất ngắn đã nổi tiếng khắp nơi trên các tụ điểm ca nhạc, đài phát thanh và trên làn sóng tivi màn ảnh … Do đó anh tiến bước tới soạn nhạc và anh đã thành công vô cùng với những nhạc phẩm viết về lính, viết cho lính, viết cho tình yêu, cho tang thương của đất nước, của chiến tranh nhưng hoàn toàn không ủy mị, mà kiên cường hùng tráng và quật khởi trong từng lời nhạc của anh.  Anh chính là một điểm son đã mang lại niềm tin và hào hùng cho người chiến binh thời đó ! Năm 1973 anh thực hiện cuốn cassette “ Chiến Tranh Và Hòa Bình” đã được giới yêu nhạc yêu tiếng hát của anh ủng hộ thật nồng nhiệt, và đầu năm 1975 anh đang dự định tiếp tục xuất bản cuốn cassette thứ hai với tựa đề “ Biển Sương Mù” nhưng không còn kịp nữa, tháng 4 đen đã vùi chôn bao mơ ước của anh rồi !
Năm 1975, nước mất, anh buồn và mất hẳn sinh khí để ca hát và soạn nhạc, anh bỏ đi xa và sống lặng lẽ như một thân xác không hồn, anh thương đất nước, thương người lính, thương chính cuộc đời mình từ nay đã chịu đau đớn như những lằn roi quất vào da thịt không nguôi, người chiến sĩ tâm lý chiến có một nội tâm sâu thẳm nên đã ẩn dật bao nhiêu năm dài không xuất hiện cho đến khi gặp lại anh tại xứ người, nét khắc khổ đã tô đậm lên sắc diện anh, ôi một thời trẻ trung hoa mộng đã bỏ anh rồi, người ca nhạc sĩ lừng danh bây giờ phải tìm cách mưu sinh vật lộn với cuộc sống mới, những thương đau trong tâm hồn đã khiến anh hững hờ với âm nhạc tuy rằng thỉnh thoảng anh vẫn cố gắng viết nhạc và cố gắng hát để nghe dòng lệ tuôn trào theo với lời ca nghèn nghẹn trong tâm hồn. Anh gặp Mỹ Lan tại xứ người, nàng cũng ly hương mang niềm đau mất nước, cả hai chung một tâm trạng, chung một nỗi niềm đã khiến dòng nhạc hào hùng của anh sống dậy mãnh liệt và anh đã cùng Mỹ Lan, người bạn đường duy nhất đi cùng trời cuối đất trên đất nước tha hương mang lời ca tiếng hát để nói lên chí khí quật cường, niềm tin vững chãi và tình thương bao la trong tận cùng trái tim anh đã gởi vào những bài nhạc mới mà anh đã cố công viết soạn cho đời, cho thế hệ mai sau.
Nhưng anh đã ra đi không bao giờ trở lại, dẫu biết rằng sinh ký tử quy nhưng thật đau buồn và thương tiếc bởi anh đi trong lúc còn quá trẻ, trên 60 là lúc chín mùi nhất cho sự nghiệp một con người, chắc chắn trong anh còn mang nhiều hoài bão cho quê hương cho dân tộc Việt Nam đang phải lưu vong xứ người - Chắc chắn trong anh đang hy vọng một ngày trở về nơi chôn nhau cắt rún để viết tiếp những dòng nhạc oai hùng cho lịch sử ngàn sau.
Giờ đây anh đã về một nơi xa thẳm, không có loài người để xẻ chia niềm tâm sự, vợ đẹp con xinh anh bỏ lại dương trần và Mỹ Lan, bé Chí sẽ tiếp tục sự nghiệp dở dang của anh, nàng và bé Chí con trai anh đã khiến bao người rơi lệ ngậm ngùi tiếc thương anh qua những lần diễn xuất khắp nơi trên hải ngoại, anh hãy ngủ yên một giấc ngủ nhẹ nhàng và tin rằng bé Chí sau này sẽ nối nghiệp anh và tên tuổi của anh sẽ sống mãi trong lòng nhân loại dù trải qua bao thế kỷ về sau.
Anh đã sáng tác gần 200 bản nhạc vừa cho lính, cho tình yêu và cho quê hương trong thời gian gần 20 năm chinh chiến điêu linh tại đất nước mình, khi ra hải ngoại anh buồn nhiều và mất hẳn nhụy khí viết nhạc nên chỉ sáng tác thêm một số ít bản nhạc mới hào hùng mà thôi, chúng ta không thể để những dòng nhạc bất tử của Trần Thiện Thanh vào quên lãng nên tôi ghi lại nơi đây tên những bản nhạc mà tôi được biết, mong rằng có thiếu sót xin quý độc giả thông cảm cho bởi trong tôi niềm quý mến ái mộ Ca nhạc sĩ Nhật Trường dâng cao từ mấy chục năm qua vì mấy ai vừa là ca sĩ nổi tiếng vừa là nhạc sĩ nổi danh lại hiền hòa đức độ như Nhật Trường Trần Thiện Thanh.
Ai Nói Với Em Ðêm Nay - Anh Không Chết Ðâu Anh – Anh Về Với Em – Anh Nhớ Về Thăm Em – Bà Tư Bán Hàng – Bà Mẹ Trồng Rau – Bóng Nắng - Biển Mặn - Bảy Ngày Ðợi Mong – Bà Mẹ Trị Thiên - Bắc Ðẩu – Bay Lên Cao Ði Anh - Bảy Thế Kỷ Tình Yêu - Biển Sương Mù - Chuyện Hẹn Hò - Chiều Trên Phá Tam Giang - Chiếc Áo Bà Ba - Chuyện Tình Người Ðan Áo – Chân trời Tím - Chờ Ðông – Cho Anh Xin Số Nhà - Chuyện Một Người Ði - Chuyện Tình TTKH – Con Ðường Buồn Chung Thân - Chị Ba Hàng Xanh - Chuyện Lứa Ðôi – Cho Người Vào Cuộc Chiến - Ðồn Vắng Chiều Xuân – Ðám Cưới Ðầu Xuân - Ðộc Hành – Ðôi Ngã Ðôi Ta - Gặp Nhau làm Ngơ – Giấc Ngủ Trên Ðồi Xanh – Giây Phút Giã Từ - Hàn Mặc Tử - Hoa Học Trò – Hoa Trinh Nữ - Hai Sắc Hoa Ti Gôn – Hãy Hứa Yêu Em – Hoa Chiều – Hoa Biển - Hiện Diện Của Em – Khi Người Yêu Tôi Khóc - Không Bao Giờ Ngăn Cách – Không Bao Giờ Quên Anh – Lâu Ðài Tình Ái - Lời Tình Viết Vội - Lời Cho Người Yêu Nhỏ - Lộc Non - Lời Tình Trong Khói Súng – Màu Mũ Anh, Màu Áo Em - Mộng Thường - Một Ðời Yêu Em – Mùa Ðông Của Anh – Mai Lệ Xuân - Một Lần Cuối - Một Lần Dang Dở - Mùa Xuân Lá Khô - Mười Sáu Trăng Tròn - Một lần Bay Thấp Ó Ðen - Người Ở Lại Charlie - Người Xa Người - Người Yêu Của Lính - Nỗi Lòng Thanh Trúc - Người Chết Trở Về - Ngày Ðầu Một Năm - Người Lính Tượng Ðài – Phút Giao Mùa – Phép Nhiệm Mầu – Quá Phụ Ngây Thơ – Rừng Lá Thấp - Sư Ðoàn 1 Bộ Binh Hành Khúc - Tuyết Trắng – Tình Ca Của Lính – Tình Thiên Thu – Trên Ðỉnh Mùa Ðông – Tình Thư Của Lính – Trong Lần Tái Ngộ - Tình Ðầu Tình Cuối - Tạ Từ Trong Ðêm – Tâm Sự Người Lính Trẻ - Thạch Sanh ( Truyện ca) – Tìm Một Vì Sao Nhỏ - Tình Có Như Không – Tình Yêu Thứ Nhất - Trời Chưa Muốn Sáng - Từ Ðó Em Buồn - Từ Nửa Vòng Trái Ðất - Tưởng Người Chết Ði – Tình Yêu Ngộ Nghĩnh - Vết Ðạn Thù Trên Tường Vôi Trắng - Vợ Thằng Ðậu – Xin Em Ðừng Hỏi – Yêu – Yêu Người Như Thế Ðó – Yêu Mơ Và Ghen ..v…v…
Anh còn nhiều bản nhạc lắm nhưng tôi không thể nào nhớ nổi, một người ca nhạc sĩ đa tài như anh nếu số phần không ngắn ngủi anh sẽ còn viết cho nhân loại biết bao nhiêu bản nhạc giá trị ở cuối đời anh – Tôi thật xót xa cho một tài hoa bạc mệnh nên đã viết tặng anh hai bài thơ cho lần tiễn biệt thiên thu bằng cả cõi lòng thương tiếc :


THƯƠNG TIẾC  CA NHẠC SĨ 
NHẬT TRƯỜNG TRẦN THIỆN THANH

Được tin ca sĩ Nhật Trường
Hóa thân vào cõi thiên đường nghìn thu
Tài hoa vùi giữa sương mù
“ NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH” phù du gió ngàn
Xót xa “ ĐỒN VẮNG CHIỀU XUÂN”
Lắng nghe “ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG” gọi về
Cùng “ NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE”
Một vùng “ TUYẾT TRẮNG” chôn “TÌNH THIÊN THU”
“RỪNG LÁ THẤP”  giữa mây ngàn
Một “ CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG” xây thành
Và “ ANH KHÔNG CHẾT ĐÂU ANH”
“ KHÔNG BAO GIỜ NGĂN CÁCH” tình anh với nàng
Rộn ràng “ ĐÁM CƯỚI ĐẦU XUÂN”
Dịu dàng “ CHIẾC ÁO BÀ BA” thiên thần
Bây giờ “ MÙA ĐÔNG CỦA ANH”
“ TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH TRẺ” của Trần Thiện Thanh

Từ đây giọng hát trữ tình
Và bao dòng nhạc lưu danh thế trần
Một tâm huyết với giang san
Trời cao đoạt mệnh đã lầm đây chăng ?
Bàng hoàng giọt lệ rơi nhanh
Tiếc thương một kiếp tài danh sáng ngời !


NÉT SON VÀNG TRẦN THIỆN THANH

Ngày không tốt là ngày 13 thứ sáu
Tước đoạt trần gian sinh mạng một danh tài
Ngậm ngùi thương chí dũng một đời trai
Hoài bão chưa tròn thân vùi cát bụi !

“ PHÚT GIAO MÙA” “ XIN EM ĐỪNG HỎI”
“ NGUỜI XA NGƯỜI” rồi “ HÀN MẶC TỬ” ơi !
“ HOA BIỂN” thay anh “ LỜI TÌNH VIẾT VỘI”
“ CHUYỆN HẸN HÒ” xin “ HÃY HỨA YÊU EM”
“ ĐÔI NGÃ ĐÔI TA” “ TỪ ĐÓ EM BUỒN”
“ BẢY THẾ KỶ TÌNH YÊU” đùa “BÓNG NẮNG”
“ MỘT ĐỜI YÊU EM” trùng dương “ BIỂN MẶN”
“ TÌNH CÓ NHƯ KHÔNG” trăn trở “ CHỜ ĐÔNG”
“ BẢY NGÀY ĐỢI MONG” trên “BIỂN MÙ SƯƠNG”
“ CHÂN TRỜI TÍM” “ ĐỘC HÀNH” thân cô lữ
“ HOA CHIỀU” phôi pha lìa xa “ BẮC ĐẨU”
“ TƯỞNG NGƯỜI CHẾT ĐI” nhưng sống mãi muôn đời

Mượn lời thơ buồn tiễn anh lần cuối
Sống oai hùng chết để lại thanh danh
Nhật Trường mất đi bao người tiếc nuối
Nét son vàng muôn thuở Trần Thiện Thanh …

NPNA

DƯỜNG NHƯ LÀ DUYÊN PHẬN

Truyện ngắn : Nguyễn Phan Ngọc An


Căn nhà mà Quyên share phòng nằm trên con đường lộ lớn, ngày đầu dọn đến nàng đã nghe nhiều ngôn ngữ líu lo không thể hiểu của người Ðài Loan, Hàn Quốc …Bấy nhiêu đó cũng làm nàng vui sau những biến cố của cuộc đời đã đẫy nàng ra khỏi căn nhà êm ấm của nàng.
Chồng Quyên bây giờ không còn là Hưng của những ngày xa xưa ấy, chàng đam mê theo cám dỗ ăn chơi, bỏ bê vợ con theo bạn bè về Việt Nam cưới vợ trẻ - Với lứa tuổi của Quyên không còn trẻ trung gì nữa nên nàng đã mặc kệ Hưng không ghen tuông hay chỉ trích mà chỉ âm thầm chịu đựng mong ngày nào đó gặp những tráo trở chàng sẽ quay về với vợ con …Nhưng vô ích, hai con của Quyên đã thành nhân và đã lập gia đình, thế là nàng đệ đơn ly dị và bán nhà chia của với Hưng.
Ngồi nơi căn nhà mới, bên hai cặp vợ chồng Hàn Quốc, Ðài Loan hạnh phúc líu lo thăm hỏi nàng, họ hoàn toàn không biết tiếng Anh nên Quyên cũng đành cười trừ, anh chị chủ nhà người Tàu Việt không có con, ngoài ra còn có một bà cụ ngoài 70 tuổi cũng người Tàu Việt, mẹ của anh Hiền chủ nhà vừa được anh bảo lãnh từ Việt Nam qua mấy tháng nay và sống chung với anh chị.
Căn phòng của Quyên share nằm một góc trong, đối diện với hai căn phòng của hai cặp vợ chồng kia cũng đến đây mướn trọ, hàng ngày mỗi buổi sáng Quyên ra khỏi nhà đến sở làm còn họ thì dẫn nhau đi bộ quanh vùng cư ngụ - Quyên thấy họ không đi làm gì cả, hai cặp này rất thân thiết với nhau và họ rất dễ thương mỗi khi trò chuyện ngượng nghịu linh tinh với nàng. Sau giờ tan sở về nhà Quyên chỉ có bác gái mẹ anh Hiền là người thân cận nhất, nàng thường trò chuyện thân mật và thỉnh thoảng mua bánh mua kem mời bác ăn chung.
Thắm thoát gần một năm trôi qua, Hưng đã biền biệt không trở về Mỹ và được nghe tin chàng đã cưới một cô gái Việt Nam - Vốn đã có sẵn một cửa tiệm buôn bán tại Mỹ, ngày chia tay Quyên đã giao lại cho Hưng cửa tiệm đó, thời gian sau Hưng bảo lãnh cô vợ VN qua và cho cô ta đứng chủ tiệm … Quyên biết nhưng chẳng đoái hoài với người chồng đã thay lòng đổi dạ, thỉnh thoảng cuối tuần nàng lái xe về thăm các con, đó là niềm an ủi duy nhất của nàng trong giai đoạn này.

Quyên thương bà cụ mẹ anh Hiền quá, bà hiền hậu và rất sợ nàng dâu - Một hôm bà vụng về đánh đổ mớ đậu ô ve xuống đất, chị Hiền mắng bà xối xả “ Mầy làm ăn như vậy đó hả, lượm lên cho hết, đem mầy qua đây mệt quá đi, làm bể cái này, làm bể cái kia, liệu hồn coi chừng tao nghe chưa”… Quyên ngạc nhiên vô cùng, sao lại kêu mẹ chồng bằng mầy nhỉ ? Chả lẽ người Hoa gọi nhau như thế ? Nàng không dám hỏi khi nhìn nét mặt cau có hung hăng của chị Hiền – Quyên chỉ ngồi xuống lượm đậu phụ bà cụ và an ủi bà đôi câu khi thấy từ cặp mắt bà đôi dòng nước mắt lăn dài xuống đôi má nhăn nheo…

Hôm nay ngày 30 tết âm lịch, quang cảnh người Việt tha hương cũng rộn ràng, kẻ mua mứt, người ôm dưa, người Việt Nam dù ly hương vẫn không quên ngày tết Nguyên Ðán thiêng liêng, khí trời buốt lạnh, từng làn gió nhẹ đong đưa những tàng cây vừa đâm chồi nẩy lộc xanh um, lại một mùa xuân, Quyên lẩm bẩm trong miệng mà nghe nỗi buồn cô đơn xâm chiếm cả tâm hồn .. Nàng vẫn đi làm vì nước Mỹ không dành cho nhân loại Á Châu được nghỉ ngày tết Nguyên Ðán. Chiều trở về căn nhà trọ, Quyên bỗng hốt hoảng giật mình vì từ mái nhà đang bốc khói, chiếc xe cứu hỏa đang đậu chận ngang cổng vào nhà, vài ba anh lính cứu hoả và Police Mỹ đang làm việc lăng xăng chạy tới chạy lui – Quyên gặp anh Hiền nơi cửa và hỏi tự sự, anh cho biết là mẹ anh đã làm cháy nhà – Bà bị cảm và xuống bếp nấu cháo, đến khi tắt lửa bếp lại tắt lộn bếp khác nên bếp đang nấu vẫn cháy đều, bà vào phòng nằm nghỉ và mê thiếp đi với cơn sốt hoành hành . Khi ngọn lửa bùng lên trên mái bếp thoát khói ra ngoài, ông hàng xóm người Mỹ thấy và gọi 911 cấp cứu, lúc ấy bà cụ vẫn không hay biết gì cả …Ðến lúc đoàn cứu hỏa đập cửa rầm rầm bà mới giựt mình choàng tỉnh, khấp khiểng ra mở cửa, hai cặp vợ chồng trọ nhà cũng đi chơi chưa về. Mắt bà hoa lên khi thấy lửa cháy và vì sợ quá bà té dài trên nền nhà bất tỉnh.

Ðêm giao thừa đến dần trong lặng lẽ, Quyên ngồi bó gối run sợ trong góc phòng, bởi phòng bà đối đầu với phòng Quyên, không biết bà bây giờ ra sao, cầu mong cho bà tai qua nạn khỏi . Bỗng có tiếng gõ cửa, anh Hiền hiện ra nơi cửa phòng Quyên và nói trong tiếng nghẹn ngào “ Má tôi mất rồi chị ơi, mất tại bệnh viện hồi nãy” – Quyên nghe xong bàng hoàng không ít, không ngờ chuyện chỉ thế mà bác có thể sợ đến chết luôn, thương bác quá bác ơi…Thôi thì tất cả là định số, mong bác ra đi bình an, hộ trì cho cháu nhé.
Giờ giao thừa đã đến, tiếng pháo nổ đì đùng lách tách vọng về từ mọi hướng, Quyên cô đơn trong lo sợ bồn chồn, nàng không có nhà cửa, bàn thờ để cúng giao thừa, cũng không có người thân yêu bên cạnh, thêm nỗi sợ hãi vong hồn bà mới mất, Quyên thảng thốt ngậm ngùi rơi nước mắt, có ai hiểu cho mình nỗi cô đơn cùng cực xen lẫn hãi hùng trong giờ phút thiêng liêng mọi người đón mừng năm mới…

Ngày mồng ba tết Quyên đến nhà quàng ở Oakhill thăm bà lần cuối, nhìn gương mặt bà nằm yên bất động, da bà đen sẫm và trán lại nhô ra không giống lúc bà còn sống, nàng lâm râm trong miệng những lời cầu nguyện rồi lặng lẽ ra về trong hoang mang suy nghĩ, sao bà khi chết cái trán lại nhô ra và da đen sẫm vậy ? có lẽ vì quá sợ đứa con dâu mà như thế chăng, nói một mình không có lời giải đáp và Quyên vội vàng lái xe về nhà với cả sự lo sợ vây quanh.

Ba hôm sau, Quyên đi làm về vừa bước vào cửa chị Hiền chận lại bảo “ tối nay ai có đi đâu cũng nhớ đừng vô nhà sau 7 giờ tối, để cho bả về nhà bả ăn uống vì tôi cúng mở cửa mã mời bả về” Quyên nghe xong nổi da gà, chết rồi Quyên làm sao đây nếu bà về và vào phòng gõ cửa thăm Quyên như những lần bà còn sống ! Nàng ngồi thừ ra bất động trong mấy phút rồi ra xe lái thẳng về chùa, đêm nay chùa Duyên Giác cúng sao hội đầu năm, nàng chỉ còn một nơi duy nhất là đến chùa để nàng tránh căn nhà trong lúc bà về bà ăn uống mà thôi …

Ðọc kinh cầu nguyện cúng sao xong là 10 giờ đêm, Quyên không dám về nhà, tự dưng nỗi sợ hãi dâng cao, nàng chỉ còn cách lái xe chạy thẳng xuống thành phố Fremont nơi con trai nàng cư ngụ để ngủ nhờ qua đêm – Gõ cửa không ai mở, gọi phone không ai bắt phone, có lẽ vợ chồng nó đi chơi xa những ngày đầu xuân chăng ? Ði đâu bây giờ khi đồng hồ đã 11giờ khuya, Quyên bối rối giữa đường khuya thanh vắng một mình một xe, ngoài đường vắng tanh bởi thành phố này không tấp nập đông đảo như thành phố nàng cư ngụ gần hai mươi năm qua. Dừng xe suy nghĩ một hồi, Quyên sực nhớ đến căn nhà bà xui gia là mẹ vợ thằng con trai ở gần đó cách vài ba con đường, nàng vội cho xe về hướng đó, trong lòng mừng khấp khởi để có chổ ngủ qua đêm sáng mai còn phải đi làm sớm…

Chị Cúc ra mở cửa cho Quyên với nét mặt tươi cười nhưng không che dấu được là đang ngủ phải thức dậy nên có hơi lờ đờ không tươi tỉnh, chị đưa Quyên vào căn phòng nhỏ cạnh phòng khách và sát hiên nhà trước rồi bảo “ nhà chả có ai ngoài vợ chồng tôi ngủ căn phòng tuốt trong kia, còn mấy phòng thì bỏ trống, chúc chị ngủ ngon và tôi có để chiếc máy cassette radio đây, mở ra nghe cho dễ ngủ” Nói xong chị đóng cửa phòng Quyên lại và đi vào phòng riêng của chị -
Thời gian trôi qua chậm chạp và nặng nề, lát lát lại nghe tiếng “đùng, sịch, chat” sát bên hiên nhà ngay đầu giường Quyên ngủ, cứ thỉnh thoảng lại vang lên những tiếng động lạ như thế xen với những giọt mưa xuân tí tách ngoài hiên là nàng run lẩy bẩy trong chiếc chăn trùm kín cả đầu không dám thở mạnh sợ ai nghe ? Nàng tưởng tượng như có ai đâu đó đang nhìn nàng và muốn chọc ghẹo nàng, tiếng động mỗi lúc một nhiều thêm và gia tăng cường độ phát xuất, Quyên bắt đầu run lên bần bật và nghĩ ngợi lung tung, không lẽ có ma xung quanh nhà, không lẽ có ma trong phòng này ? Nàng nhớ lại ngày xưa khi còn ở quê nhà nàng đã từng gặp ma, đang lái chiếc xe Honda trên lộ về đêm nàng thấy trước mặt một cục gì dần dần to lên và đen thui chận hết con đường nàng đang chạy và nàng té xuống bất tỉnh ! Rồi nàng lại nhớ đến chuyện được nghe kể lại cũng tại quê hương, hai anh chở nhau trên chiếc Vespa từ Sài Gòn về Vũng Tàu, đến đoạn vườn cao su Long Thành lúc đó khoảng 12 giờ khuya thì có một cô gái mặc áo dài trắng, tóc dài đứng sát lộ đường đưa tay vẩy xe xin quá giang … hai anh dừng lại cho cô gái leo lên phía sau quá giang về nhà ở cách đó mười cây số như lời cô nói, vì đêm khuya hai anh không nhìn rõ lắm mặt mũi cô nhưng tiếng nói trong trẻo dễ thương và rất dễ cảm tình khi cô ngồi sau lưng hai anh và mở lời giới thiệu về tên tuổi, đồng thời cô cho địa chỉ nhà để hai anh đến chơi khi có dịp – Anh ngồi giữa đã kịp rút cây bút trong túi ra ghi địa chỉ cô và hẹn sẽ đến thăm cô vài tuần tới khi có việc đi Sài Gòn.
Ðến đoạn đường tối cách Long Thành khoảng mười cây số cô bảo dừng xe và cảm ơn hai anh rất chân thành, còn bắt tay anh ngồi giữa với nụ cười thân thiện trên môi, trời tối quá hai anh cố tình nhìn cô cho kỷ nhưng không rõ nét chỉ thấy mờ mờ rất đẹp, cô thoăn thoát bước nhanh vào lối đường nhỏ và hai anh lên xe chạy một mạch về Vũng Tàu, trên đường thỉnh thoảng nhắc nhau về cô gái đẹp quá giang.

Một hôm hai anh đi lo công việc Sài Gòn về ghé thăm cô theo địa chỉ cô cho, phải đi sâu vào đến 2 cây số mới đến được nhà cô, cây cối um tùm bao quanh nhà, cảnh vật âm u đến rợn người, bước vào cửa gặp hai ông bà già ngồi nơi ghế, chào hỏi xong hai anh xin phép cho gặp mặt cô và hôm nay giữ lời hứa đến thăm cô L…Ông bà già nhìn nhau ngạc nhiên pha lẫn bàng hoàng rồi tự dưng hai dòng lệ rơi xuống đôi má nhăn nheo của bà già, hai anh chưa hiểu điều gì chỉ mơ màng có chuyện gì không may xãy ra cho cô gái nên lặng im không dám hỏi – Ông cụ nhìn lên bàn thờ chậm rãi nói trong hơi thở đứt từng đoạn “ hai anh ơi, con gái tôi đó, nó mất đã trên 20 năm rồi khi một tai nạn xe hơi ngoài đường lộ gây thiệt mạng cho nó, chúng tôi đau khổ vô cùng trên hai mươi năm nay, vậy mà nó chẳng một lần nào về thăm chúng tôi, nay lại gặp gỡ các anh, hình nó đó, hai anh nhìn xem có đúng không”…Hai anh ngỡ ngàng đến tột độ, đúng là cô gái đêm nào quá giang đây, thì ra cô đã chết trên 20 năm rồi …Hồn linh cô xin phù hộ chúng tôi đến đây thăm cô nào ngờ cô đã không còn trên thế gian này nữa ! Nhìn ảnh cô lần nữa để ngậm ngùi hai anh từ giã ông bà già ra về trong nỗi bàng hoàng không sao hiểu được.

Một tuần sau khi đi thăm nhà cô L…về, anh ngồi giữa lâm trọng bệnh và anh mất sau mấy hôm, anh bạn ngồi lái xe hồn bay phách tán, nhớ đến cô gái quá giang mà nổi da gà run sợ, cầu xin cô tha mạng cho tôi, chúng tôi giúp cho cô quá giang mà, chúng tôi đâu làm hại gì cô, xin cô tha mạng cho tôi ! Anh ta nhớ lại lúc chia tay ở quãng đường đêm cô gái đã bắt tay bạn chàng và trên đường cô gái ngồi sát và đã ôm eo bạn chàng suốt quãng quá giang …

Hồi tưởng lại những mẫu chuyện đã nghe đã biết này thì nỗi sợ hãi đã dâng cao vùn vụt trong đầu óc Quyên, nàng xô chăn với tay ra mở chiếc radio may ra tìm chút bình yên trong cơn bấn loạn …Giọng hát cải lương của nữ nghệ sĩ Thanh Nga cất lên não nuột, trời ơi, cô Thanh Nga, cô đã chết lâu rồi mà sao lại hát giữa đêm khuya ? Nàng chịu trận không thể nào tắt máy vì không dám thò đầu thò tay ra ngoài nữa, tưởng tượng ma đã hiển hiện xung quanh nàng, nhiều lắm, nhiều lắm cả ngoài hiên với những âm thanh ghê rợn giữa đêm thanh vắng mà tiếng kêu cứ thảng thốt vang lên từng chập lạnh người. Thanh Nga cứ hát liên tục với cả Thanh Sang, Quyên chết lặng với nỗi sợ hãi và bịt kín hai tai lại, người cuộn cong như con tôm luộc mà vẫn không biết làm sao để thoát khỏi nơi này.

Tiếng gõ cửa nhẹ nhẹ, chị Cúc bước vào lên tiếng hỏi “ chị ngủ được không” Quyên mừng quá tung chăn ngồi bật dậy lập cập trả lời “ ngủ gì mà ngủ, sợ gần đứt tim đây, bà biết không cái phòng này sao ghê rợn quá, tôi không tài nào chợp mắt” Nói xong Quyên nhìn đồng hồ tay đã hơn 3 giờ sáng, lạy trời đã qua đêm, qua một đêm kinh hoàng khủng khiếp dù là thật sự nàng chưa thấy ma trong đêm nay, nhưng ảo giác rùng rợn kia như cứ lãng vãng trước mắt nàng – Bây giờ tạm yên tâm vì có chị Cúc ngồi bên cạnh, hơn một giờ nữa lại đến hãng làm việc, sự bận rộn của việc làm sẽ làm ta quên ngay sự việc của đêm nay thôi mà, nàng tự an ủi mình như thế.
Chị Cúc sau khi nghe Quyên trả lời, chị liền nói “ Chị quên là phòng này là mình dành cho chi Huệ sao, lúc trước mỗi lần chị Huệ đến là mình dành riêng căn phòng này cho chỉ, mãi đến nay vẫn bỏ trống từ ngày chỉ mất không có ai ngủ trong phòng này cả, hôm nay chị ngủ phòng chỉ chắc chỉ không bằng lòng đó, thôi đừng sợ, người chết chẳng hại mình đâu, tôi dậy sớm lắm, chị nằm nghỉ thêm một lát rồi dậy ăn sáng với tôi rồi đi làm nha” Chị dứt lời rồi bước ra ngoài không quên đưa tay tắt radio cho Quyên im lặng ngủ một chút trước khi đi làm - Ngủ làm sao được, Quyên miên man nghỉ đến chị Huệ, chuyện xãy ra cách nay ba năm, chị Cúc kể cho nàng nghe và chính nàng đã từng dự đám giỗ chị Huệ tại căn nhà này hai ba năm liền - Chị Cúc là bạn thân của chị Huệ, rất thân gần như ruột thịt - Chị Huệ sang Mỹ đã lâu, có chồng người Nhật và Quyên cũng gặp ông chồng người Nhật của chị Huệ những lần cúng giỗ chị - Thời gian chung sống với chồng hơn 10 năm chị Huệ vẫn không có con, chị làm cho một hãng điện lớn tại vùng Hayward, trong hãng có rất nhiều nhân sự đủ mọi sắc dân, chị Huệ thuộc dân giàu có, đeo hột xoàn đầy cổ và tay - Chị quen thân với một người Mễ làm chung, anh ta thường lân la thân tình mời chị đi ăn buổi trưa với ông, thỉnh thoảng lại mời chị đi dùng buổi tối, chị Huệ thích ăn nhà hàng Tàu với thức ăn Việt nên ông ta cũng chìu ý chị tập ăn thức ăn Việt Nam.
Tình cảm mỗi ngày thêm nảy nở, ông chồng người Nhật không biết gì, vì không có con với nhau nên thời gian không ràng buộc họ nhiều, mạnh ai nấy đi làm rồi đêm về nhà gặp nhau là vui rồi. Một hôm chị đi chơi với ông người Mễ đến khuya, ông ta lái một chiếc xe, chị lái xe của chị dường như để tránh sự dòm ngó của mọi người bởi chị là gái có chồng phải giữ chút danh dự cho mình, tên Mễ lái xe đến tận khu rừng hoang vắng kè mãi bên xe chị và chị cũng vui vẻ lái theo anh ta – Ðêm đó thỏa mãn thú tính hắn đã giết chị bằng cây súng bọc theo xe và cướp hết nữ trang của chị, xác chị Huệ hắn bỏ lên xe của chị và biến mất…

Những lần giỗ chị Huệ, ông chồng người Nhật buồn bã đăm chiêu, nhìn ảnh chị trên bàn thờ tại nhà chị Cúc rồi ông thở dài rơi nước mắt, chắc tự thâm tâm ông tiếc cho một người vợ lỗi lầm, tiếc cho một mối tình ông dành đặc biệt cho vợ mình mà lại làm nhục nhã đau khổ cho ông và vì thế ông không tự làm giỗ tại nhà mình mà nhờ nhà chị Cúc là người bạn chí thân của vợ làm giỗ mỗi năm và ông đến …

Ðằng đẵng 3 mùa xuân trôi qua trong lạnh lùng buốt giá, Quyên vẫn sống âm thầm với nỗi đau thầm kín, nàng đã dọn nhà đi nơi khác sau thời gian bà mất bởi tấm hình bà rọi lớn treo lủng lẳng trong gara mỗi khi nàng vào lấy xe đi làm sớm đã khiến nàng sợ liên miên, nàng còn biết Hưng đã bị cô vợ trẻ mang từ Việt Nam qua chiếm tài sản, Hưng đã bị chia nhà cửa lần nữa và bị mất trắng tiệm buôn vì cô ta lúc Hưng mê muội đã dụ Hưng sang tên đứng một mình – Quyên nghe cũng buồn nhưng trái tim nàng đã nguội lạnh, đời là thế, gieo gió phải gặt bão thôi, một lần Hưng tìm đến xin lỗi nàng, mấy lần nhờ hai con năn nỉ mẹ tha thứ cho cha, Quyên vẫn lạnh lùng dứt khoát, thà ở giá chứ không trở lại với kẻ vô nghĩa đozãn hậu, biết đâu mai nầy mình được sự đền bồi cho mình gặp người tốt có trái tim chân thật.

Mùa thu về trên đất nước ly hương thêm lần lữa, bấm đốt tay thấy hao gầy hơn trước, đếm tuổi sầu thấy đã gia tăng, làn da mơn mởn đã thay vào những chấm tàn nhang trên mặt, trên tay .. Buồn hiu hắt cho mùa thu ảm đạm, một thân một mình với những chiếc lá vàng rơi lả tả, ngọn thu phong vô tình cứ thổi tạt vào thịt da, lùa vào bung tóc rối gây cho nàng những hoang mang khôn tưởng về một kiếp người sao ngắn ngủi vô thường, ai cũng một lần về cát bụi mà thôi, chả mấy chốc phong ba đã làm tóc Quyên lốm đốm những sợi bạc, mắt cũng kém đi, nàng phải mang kính tuổi mới nhìn đọc được những chữ nhỏ li ti, những hình ảnh mờ nhạt …
Một đêm khuya điện thoại reo vang và tiếng nức nở ở đầu dây “ Má ơi, hãy về nhà với con, vợ chồng con đã chia tay rồi, vợ con dẫn hết hai đứa nhỏ đi rồi và con cô đơn lắm, má hãy dọn về sống với con”-  Nàng nghe như đứt từng đoạn ruột, thương cho tình duyên con trẻ chẳng như lòng mong ước của nàng, đời nàng dù có gian truân vẫn mong mõi cho các con hạnh phúc, ngờ đâu lại một mối sầu đến giữa đêm nay …
Quyên dọn về sống với con, hai mẹ con không nói năng không vui cười như xưa nữa, trong lòng nặng trĩu những ưu tư phiền muộn chất chồng, Quyên vẫn đi làm như thằng con trai, chiều tối về lo cho nó được buổi cơm chiều - Mẹ con chia được vài câu chuyện vặt linh tinh cho qua những giờ trống trãi.

Rồi một hôm nàng đến chơi nhà bạn cuối năm, một ánh mắt nhìn nàng say đắm, chàng là bạn thân của chủ nhà, chàng đứng tuổi nét mặt nghiêm trang tư cách lịch thiệp chào nàng, Sau vài phút chuyện trò cởi mở với chàng Quyên cảm nhận trong lòng tràn ngập cảm tình và tự dưng nàng nói “ mong có dịp gặp lại anh và nhớ gọi điện thoại cho Quyên nha” - Ðược biết chàng từ nơi xa đến chỉ vài hôm thăm bạn trong dịp cuối năm, chàng sống một mình và đã hưu non, cuộc đời chàng cũng trải bao thương đau, tình duyên chàng đã bao lần tan vỡ…
Quyên vô tình khi dặn chàng nhưng chẳng hề cho số phone, chàng về nhà hằng đêm thầm trách kẻ vô tình, trách người bưởi bồng đưa đẩy cho chàng thầm mơ dệt mộng thương yêu … Nơi sa mạc hoang vu chàng cư ngụ chỉ có mây mù, chỉ có mưa giăng với tình người nhạt nhẽo bởi cư dân nơi thành phố này đâu cùng chủng tộc với chàng, may ra cả thành phố có được dăm ba người Việt Nam.

Rồi thời gian cũng lãng quên, chàng trở lại vài lần thăm bạn nhưng không còn được gặp nàng, “phải chăng chúng mình không duyên nợ hỡi Quyên”, chàng thầm ao ước một lần gặp lại, hỏi bạn thì chàng ngại ngùng không nói được tuy chàng biết nàng rất thân thiết với vợ chồng bạn chàng nhưng im lặng mãi để không còn dịp gặp lại nàng thi tim chàng như se thắt lại mỗi khi có dịp đến thành phố của nàng – Chàng tưởng tượng hay nàng đã có chồng và cũng chẳng nghĩ gì đến ta, coi như chuyện qua đường mà sao ta lại quan tâm ray rứt…

Mùa đông đã trở về với nhân loại, từng đợt gió lạnh buốt xương mang theo nỗi niềm ly xứ chan chứa buồn của kẻ tha hương, cây cối trụi lá trơ cành khác nào những thây ma giơ xương khô đét giữa trời đông, Quyên buồn cho thân phận hồng nhan mòn mõi đợi chờ một ân sũng của đất trời cho nàng được gặp một ân tình xứng đáng bồi đắp những bất hạnh đã qua trong đời nàng -  Chợt chuông điện thoại reo vang, thường thì nàng ít khi bắt cell phone và cũng ít màng đến những số phone lạ, phone đã hết reo vì Quyên không bắt nhưng tự dưng nàng check số phone thấy lạ hoắc và suy nghĩ đôi giây … ai vậy cà, số nầy hoàn toàn không quen biết, chưa một lần hiện diện trong trí nhớ của mình và cũng chưa bao giờ gọi mình …Tuy nghĩ thế nhưng Quyên lại ra ngoài cầm phone nhà gọi lại, đầu dây điện thoại một giọng nói miền Nam ngọt ngào trìu mến, thì ra chàng đã bất ngờ tìm được số phone nàng trên internet qua một sự tình cờ như có nhân duyên đưa đẩy. Quyên thấy lòng mình rào rạt cảm tình khi nghe qua những tâm sự chờ mong ao ước của chàng hơn hai năm qua, Quyên tin đây là duyên nợ và có lẽ là ơn trên đã cho nàng một sự đắp bồi những gì nàng đã thiếu thốn, mất mát… Sau nhiều đêm trao đổi trên phone, nàng vụt thốt lên với chàng câu nói mà tự thâm tâm nàng không hề biết trước mà cũng chưa hề thổ lộ với ai “ anh ơi, yêu rồi đó” nói được nỗi lòng mình Quyên sung sướng vô biên nhưng vẫn không tránh được đỏ mặt ngượng ngùng với chính mình và đêm đó nàng thả hồn vào giấc ngủ thật nhiều mộng đẹp…

Cứ như thế, mỗi ngày Quyên với chàng trao đổi qua phone hàng mấy giờ liền, có cuộc điện đàm dài đến 6 giờ vẫn chưa dứt, như có căn duyên tiền định, cả hai cảm nhận một tình yêu rào rạt trong tâm hồn, một hạnh phúc đang mở ngỏ đón chào và ngày ấy đã …không bao giờ đến …

NPNA

ĐÔI BỜ…XÓT XA

Tâm bút : NGUYỄN PHAN NGỌC AN

                         
Vào cuối thu khí hậu có phần mát mẻ dễ chịu, Hương bước ra phía ngoài hành lang hóng gió, nàng thấy trong lòng phơi phới thay cho một ngày nhọc mệt hôm qua…Hương thầm ao ước : Phải chi cha mẹ nàng ấm êm hạnh phúc thì đâu có cảnh nàng sống riêng với cha còn mẹ phải sống riêng với đứa cháu của nàng !
Hương thương yêu cha mẹ nhưng đành bó tay không giải quyết được gì vì cha mẹ nàng đã sống ly thân khi nàng mới lên 10 tuổi. Mẹ nàng, một người đàn bà phúc hậu nhu mì luôn luôn chịu khó chịu cực vất vả buôn bán nuôi đàn con dại. Nàng có hai chị gái, một anh trai, một em trai, cha nàng trước đây là Phó giám đốc Hải Quân Công Xưởng tại tỉnh Gia định, thành phố Sài Gòn. Đã một thời ông du học nước ngoài nên ông nói được 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nhựt, Trung Hoa rất lưu loát. Bây giờ ông đã trên 70, thỉnh thoảng ngồi nhắc lại dĩ vãng ông ngậm ngùi nuối tiếc và buông chuỗi thở dài áo não…
Năm 1962, một năm kỷ niệm đau buồn cho gia đình Hương. Cha mẹ ly thân, người chị thứ hai của Hương qua đời sau cơn bệnh hơi lạ thường. Chị thứ hai của Hương năm ấy vừa tròn 18 tuổi, sau hai hôm chị bệnh trên gò bàn chân nổi lên một cái mụt nhỏ bằng đầu đũa, mẹ nàng không đem chị vào bệnh viện chữa trị lại nghe hàng xóm mách bảo đem chị đến một thầy lang để thổi bùa. Ba ngày sau bệnh không thuyên giảm và chị đã trút hơi thở cuối cùng vào giữa trưa ngày 6/2/1962. Lúc ấy cha nàng đang làm việc ở Sài Gòn, anh trai nàng thì đang đi thi Trung học Đệ nhất cấp tại Bình Long…Gia cảnh đơn chiếc chỉ còn chị cả, mẹ và Hương cùng cậu em út vừa lên 7 tuổi. Chiều hôm đó được tin chị mất cha tức tốc về nhà, còn anh trai nàng ngày hôm sau cũng về đến.
Ngày lễ an táng chị tại nghĩa địa Việt Hoa, không hiểu vì sao ông thầy tụng kinh tự tay ném cả gói đồ nào là tượng phật, chuông mõ, hương đèn xuống mộ chị…đến khi đất đã lấp cao ông sực nhớ vội xăn tay áo toan dùng cuốc đào mộ lên để lấy lại những vật quý đó. Cha Hương vội ngăn cản :
-           Con tôi đã chết rồi ! xin ông hãy để nó được nằm yên
Ông thầy tức tối lồng lộn nhưng cũng phải khuất phục vì tất cả mọi người không ai cho ông làm việc thất đức đó !
Hàng đêm hồn chị hiện về khóc lóc thảm thương trước hàng cây trứng cá trước hiên nhà, hàng xóm đã nhìn thấy nhiều lần và chính Hương cũng đã thấy, mẹ đi xem thầy họ bảo :
-           Số nữ này không phải người của dương gian, cô ấy là tiên bị đọa, cô ấy trong sạch đến phút về trời xin đừng đau khổ mà hãy cầu nguyện thật nhiều cho cô ấy được nhẹ nhàng về cõi Phật…

Hương ngồi thật lâu trên bục cửa, nàng cố động não để nhớ về những hình ảnh xa xưa mà thời gian khó thể xóa mờ trong ký ức…Gió chiều hiu hiu thổi, những làn hơi buốt lạnh bắt đầu thấm vào da thịt, Hương mơ màng gởi hồn về cõi xa xăm ngày cũ…
Ngày ấy, chị thứ hai của Hương vừa tròn 15 tuổi, trong lớp học mà cha nàng vừa là giáo sư vừa là Hiệu trưởng có một chị tên Thiên Hương vừa bị bệnh qua đời. Các bạn báo tin, vì có nghịch ý nên chị hai cuả nàng trả lời hờ hững “ vậy hả, kệ họ”. Cha nghe được câu này dùng đòn gánh đánh chị đến ngất xỉu, bao nhiêu người can ngăn cha vẫn không hả giận còn quất luôn cả vào họ…Sau trận đòn thập tử nhất sinh chị ngã bệnh đến hai tháng sau mới khỏe. Chị là trụ cột của gia đình, hàng ngày chị phải vào vườn chặt củi, hái trái cây mang ra chợ bán, chị phải gánh một ngày cả mấy chục đôi nước cho gia đình nấu nướng tắm giặt mà gót chân chị vẫn đỏ như son, mẹ thường đùa với chị :
-           Xuân Hương à ! Con làm việc vất vả quá mà sao gót chân cứ đỏ như son, mẹ tưởng tượng con là tiên chứ không phải người phàm Xuân Hương ạ !
Chị bật cười khanh khách :
-           Mẹ nói lạ, con là con của mẹ mà ! Nếu con là tiên con phải về trời phải không mẹ ? nhưng mà con không thích về trời đâu vì con thương mẹ và em Giáng Hương lắm. Nói rồi nước mắt chị ứa ra, Giáng Hương cũng òa lên khóc, mẹ thì sụt sùi lấy khăn tay lau nước mắt !
Bây giờ chị đã nằm yên dưới lòng đất lạnh, mười tám tuổi xuân không có một mối tình, không có người yêu. Chị không đẹp lắm nhưng trắng trẻo tươi mát, hồn nhiên như ánh trăng rằm, rạng rỡ như nắng hồng giữa buổi bình minh. Chị không vướng nợ trần ai, không vướng mắc tình yêu để nhẹ nhàng về cõi phật…Hồn chị giờ này phiêu dạt nơi đâu ? Chị có thấu hiểu cho em, Giáng Hương thương nhớ chị vô cùng ! Nàng gục đầu vào đôi bàn tay nức nở, màn đêm đã phủ kín không gian tự bao giờ !

Sáu năm sau ngày Xuân Hương mất, Giáng Hương đi lấy chồng, người nàng lấy không phải là người nàng yêu…Năm 16 tuổi nàng quen một người sĩ quan không quân nhân dịp nàng đi thăm các tiền đồn và ủy lạo chiến sĩ cùng phái đoàn. Nơi đây nàng đã gặp Hiển, một thanh niên người Bắc trang nghiêm thanh tú – Trên chuyến bay định mệnh chàng phi công đã xúc động khi đỡ nàng lên phi cơ, Giáng Hương tha thướt trong chiếc áo dài Cristal màu đỏ bó sát thân, Giáng Hương đã bắt gặp ánh mắt say đắm của Hiển trao gởi nàng làm Hương choáng ngợp. Giáng Hương còn nhớ rõ, lúc ấy Hiển chuyền tay lái lại cho phi công ngồi bên, chàng bước đến chỗ Hương trò chuyện, phi cơ ồn quá Hương không nghe được gì, Hiển rút trong túi ra một mảnh giấy trắng, dùng bút để viết chuyện trò với Giáng Hương – Hương và Hiển trao đổi qua những dòng chữ chứa chan tình cảm, hồi đó tự dưng Hương viết trong giấy tên mình là Trang Thiên Tâm, cái tên mà Hương thích từ lâu, nghỉ rằng sau này có cơ hội làm gì đó sẽ dùng tên này là bút hiệu – Phi cơ từ từ hạ cánh, đã về đến phi trường Vũng Tàu, Hương bâng khuâng giây phút rồi nhẹ nhàng bước ra khỏi phi cơ, Hiển vội vã bước theo nàng, cầm tay Hương hôn nhẹ, chàng xin Hương địa chỉ, Hương vui vẻ chập nhận cho chàng địa chỉ, trong lòng Hương đang dâng lên một cảm tình rào rạt, Hiển khôi ngô tuấn tú, điềm đạm và thừa lịch sự với phái nữ…
Từ sau ngày đó, Hiển thường xuyên thư từ và đến nhà thăm Hương, chàng mang những món quà từ Đà Lạt về tặng nàng – Trong niềm trân quý chân thành Hiển và Hương đã yêu nhau tha thiết, chàng mời Hương đến gia đình thăm mẹ và chị gái của chàng.
Rồi đông qua, xuân sang, hạ đến, chàng biền biệt tăm hơi, người con gái ngây thơ đã thấm thía nỗi đau của tuổi đầu đời ! Nàng quên ăn bỏ ngủ, đêm chong đèn thao thức suốt năm canh…Hiển ơi, sao anh nỡ phụ em, anh nỡ bỏ em, em nào có tội tình chi để cho anh phụ bạc ? Đã nhiều đêm Hương khóc thầm, khổ đau đã khiến nàng trở nên lầm lì ít nói, còn đâu vẻ hồn nhiên nhí nhảnh ngày nào…Nàng bắt đầu mượn thơ làm bạn, mượn trăng làm đèn hầu vơi bớt nỗi ưu phiền đang trĩu nặng lòng riêng…
Tưởng đã yên với những bất hạnh đầu đời, nhưng rồi định số an bài, nàng quen Quang, một sĩ quan của trường tình báo. Quang hết lòng yêu mến Giáng Hương và xin cho bằng được để cưới nàng – Hương từ chối vì chưa quên được Hiển, một chiều Hương nhận được một lá thư Quang gởi về nội dung “ Đời binh nghiệp anh không biết được ngày mai còn mất, xin Hương bằng lòng cho anh làm lễ hỏi rồi chừng nào em cho phép dù là mấy năm sau mới tổ chức đám cưới anh cũng bằng lòng – nếu em từ chối lần này nữa thì coi như cuộc đời anh đã đi xuống vực sâu, anh sẽ chờ Hương đến thăm anh, nếu em thương anh thật tình và đồng ý lời cầu xin của anh, trên tay em sẽ cầm một trái chanh màu xanh, bằng ngược lại trên tay em sẽ cầm một chiếc khăn màu đỏ, như thế anh sẽ hiểu được ý em và Hương ơi anh sẽ chết”… Hương đọc thư nước mắt rưng rưng, nàng cầm lòng không đặng rủ Xuân Mai cùng xóm đi tiền đồn thăm Quang, đến nơi nàng không cầm gì cả nhưng Xuân Mai đã đọc thư của Hương nên khôn khéo cầm theo trái chanh màu xanh, đến cổng quận Xuân Mai tung trái chanh lên trời, Quang đã thấy và mừng rỡ ra tận cửa quận đón hai người vào – Mặt Quang còn đỏ bừng vì men rượu đêm qua, chàng tưởng Hương tuyệt tình nên vùi đầu vào men rượu để tìm quên…

Một tiệc cưới linh đình vào giữa mùa thu 25/8 Âm lịch, ngày lên xe hoa cũng là ngày xót xa nhất, Giáng Hương đã khóc thật nhiều cho mối tình đã mất, tất cả chỉ còn dư âm chua chát mà thôi  ! Hiển ơi, giờ này anh ở đâu ? chắc anh đang hạnh phúc ấm êm với người trong mộng ước…riêng em, ngày hạnh phúc cũng là ngày tan nát cõi lòng em ! Quang vô tình chẳng hiểu nỗi đau sâu kín của Hương, chàng liên tục nhảy đầm với các cô dâu phụ, điều đó đã làm Hương bất mãn và tự nhủ thầm “ mặc kệ, ra sao thì ra”…
Quang là sĩ quan trẻ, năm ấy vừa tròn 25 tuổi, Giáng Hương 17 tuổi. Sống với nhau một thời gian Hương mới rõ Quang ăn chơi bay bướm không thiếu món gì, tính tình thì nóng nảy hung hăng và ngạo mạn đã vài lần làm phiền lòng cha mẹ Hương. Nàng khổ tâm quá, nàng đã tự rước tai họa cho mình vì với bản chất Quang nàng sẽ là người bất hạnh !
Chuông reo ngoài cổng, người đưa thư mang đến cho nàng một lá thư…Nhìn nét chữ quen thuộc ngoài phong bì Hương giật bắn cả người…Thư của Hiển… Nàng vội vàng xé bao thư và hấp tấp đọc như sợ ai giành mất của mình – Bỗng Hương khóc nức nở chạy nhanh vào phòng đóng sập cửa lại …Quang đi công tác xa, Hương về chơi với cha mẹ nên mới may mắn nhận được lá thư này – Muộn màng rồi Hiển ơi, em nào có biết nỗi cay đắng cuộc đời anh hơn một năm qua, em tưởng anh đã phụ em rồi ! Nào ngờ phi cơ trúng đạn và anh sa vào tay giặc, bây giờ anh vượt ngục về với em thì hỡi ơi còn gì nữa đâu ngoài tấm hình hài phản bội trên xác thân mục nát tủi hờn…Nàng nghĩ đến cái chết ! Đúng, chỉ có cái chết mới nguôi được niềm đau và chuộc tội cùng chàng. Xin hãy tha thứ cho em !
Tiếng gõ cửa nhè nhẹ, Hương uống vội 10 viên thuốc ngủ xong ra mở cửa cho mẹ vì nàng biết giờ này mẹ chờ nàng ra ăn cơm tối – mẹ nhìn Hương lo ngại, sắc mặt bơ phờ thiễu não của nàng làm mẹ lo lắng…Mẹ hỏi Hương không trả lời mà chỉ khóc, những giọt lệ thương đau kia cũng chẳng vơi được nỗi chất chứa trong lòng Hương – Mẹ ơi, chỉ khoảnh khắc nữa thôi con chẳng còn nhìn được mẹ thân yêu, chẳng nói được một lời nào nữa ! Nàng khóc ngất, mẹ sinh nghi la hoảng lên gọi xe đưa nàng vào bệnh viện…Thế là nàng lại sống, một cuộc sống ngục tù, một cuộc sống mong manh hơn loài cỏ dại mang trên mình bản án phụ tình…
Lá thư thứ hai Hiển gởi về sau khi Hương trả lời dối chàng là cha mẹ sắp đặt chuyện hôn nhân nên xin chàng tha tội và xin hẹn kiếp lai sinh trùng phùng…Lời thư đầy khổ đau báo hung tin người anh tử trận tại Long Thành,  “ trong một lúc mà trái tim hai lần tan vỡ, anh chết, người yêu phụ bạc, tôi có còn gì đâu là niềm tin để sống, đã mất em vĩnh viễn rồi ! Tâm ơi, đây là lời nói cuối cùng và cũng là lá thư cuối cùng ! vĩnh biệt em…”

Một  đêm kia trời nổi cơn bão lớn, sấm chớp rền vang cả một góc trời, Hương thu mình co ro trong chiếc chăn run rẩy…cũng mưa gió như mọi lần sao hôm nay nàng thấy khác lạ, lo sợ hồi hộp vô cùng ! Đã lỡ kiếp tằm trong bến đục, chỉ còn mong tái tạo cõi lai sinh, nàng nửa mê nửa tỉnh thiếp dần trong giấc ngủ cô đơn…
Hiển mở cửa bước vào, chiếc áo trận dính đầy máu đỏ, chàng lặng lẽ nhìn Hương trong giấc ngủ chập chờn, đưa tay vuốt nhẹ tóc nàng, đặt lên mái tóc một nụ hôn buồn rồi âm thầm bước ra cửa…Chàng đã đi, đi thật xa…Hương choàng tỉnh, nàng hoảng hốt tông cửa chạy ra sân. Bầu trời tối đen như mực, sấm chớp vẫn lập lòe, cả không gian đang chìm ngập trong biển đêm ghê rợn ! Hương rùng mình sợ hãi chạy vội vào nhà, rõ ràng nàng vừa gặp Hiển trong mơ – chàng đã gặp việc chẳng lành, máu thấm đỏ chiến y, chàng không nói một lời nào, đôi mắt buồn vời vợi…
Sáng hôm sau Hương tức tốc về Đà Lạt tìm tin tức Hiển, gia đình cho biết chàng đã rớt máy bay trong một phi vụ và không tìm thấy xác ! Hương đau đớn tột cùng, nàng tưởng tượng vừa gây ra tội ác…Hiển chết là hết tất cả rồi ! nàng không còn cơ hội chuộc lại tội phụ tình, muôn thuở không còn gặp mặt người yêu !
Chị của Hiển trao cho Hương một phong bì dán kín – Nàng mở ra xem, dòng mực còn mới nguyên, nét chữ thân thương còn đây mà anh giờ đã ra người thiên cổ ! Hương còn biết than thở cùng ai cho vơi bớt cơn bão lòng đang dâng lên ngùn ngụt ! “ Em chối bỏ tình tôi vì chữ hiếu, hay vì tôi không xứng đáng để em yêu, hay vì tôi là kẻ đến buổi chiều, chậm chân bước người kia về buổi sáng, bao nhiêu mộng tan vào mây khói trắng, bao nhiêu mơ chấp cánh vút xa rồi, tình yêu đó còn gì nữa em ơi, Vũng Tàu, Đà Lạt ngàn đời chia ly…” Hương gục xuống ôm ngực, hậu quả ngày nay là do nàng gây ra, nàng không thể phủ nhận điều đó ? Đã vay thì phải trả, nàng biết suốt cuộc đời còn lại nàng sẽ chẳng bao giờ tìm được tình yêu !…
Sau ngày được tin Hiển mất, Hương như người vừa rớt xuống vực sâu, thoi thóp từng giờ, lúc nào cũng hình dung Hiển đang bên cạnh trách hờn bằng đôi mắt lặng buồn ! Hương không chịu nỗi với những đêm dài vô tận, nàng không sao ngủ được…Hình ảnh người yêu cứ chập chờn đâu đó, nàng vùng dậy trong đêm khuya mượn bút mực trải niềm u uất, nàng làm thơ cho Hiển, cho người tình muôn thuở của nàng – Những bài thơ từ tận cùng trái tim nàng gởi qua vài tờ báo – Tờ Phụ Nữ Diễn Đàn và tờ Phụ Nữ Ngày Mai do bà Bút Trà là chủ nhiệm, đã đăng những bài thơ thương tâm đó, lúc đầu nàng dùng bút hiệu Trang Thiên Tâm, nhưng nàng đau đớn khóc hoài nên nàng đổi lại là Uyên Thi…
Ba tháng sau đó Quang buộc nàng phải theo chàng ra sống nơi đơn vị mới, một tỉnh lỵ nhỏ nhoi xa lạ và buồn tẻ – Trong cuộc đời mới nàng đã gặp lắm bão giông, đã đo lường được trái tim Quang và bản chất của chàng…Hương biết chắc sớm muộn gì nàng cũng phải chia tay !
Năm 1971, người chị cả của Hương qua đời, được tin như sét đánh Hương bàng hoàng khăn gói về quê để kịp đưa tiễn chị lần cuối cùng ! Chị hạ sanh bé gái được hai hôm, hoàn cảnh đơn chiếc, anh rể tối ngày lân la rượu chè lại thêm tật bồ bịch lăng nhăng – anh ta đi suốt đêm đến sáng mới về, chị nghe mấy con heo trong chuồng đói la suốt đêm nên cằn nhằn anh rể, anh ta lớn tiếng gây sự và thách thức, chị tức lên máu sản hậu chận và chị đã tắt thở sau 5 ngày nằm bệnh viện…bỏ lại 4 con thơ, đứa nhỏ nhất vừa tròn một tuần tuổi !
Anh rể họ Trần … nhẫn tâm mang tình nhân về ngủ trong phòng khi xác chị vừa nằm yên trong lòng đất được 3 hôm. Hồn linh vất vưởng chị hiện về báo oán, chị bẻ tay mụ tình nhân và nói rằng : “ Vì mầy mà con tao khổ, vì mầy mà tao xác phải lìa thân” mụ ta hoảng vía kinh hồn xúi ông anh rể bán nhà dọn hết đồ đạc đi nơi khác…
Ngày giỗ đầu tuần của chị, anh rể bưng một mâm trầu cau xin cha mẹ vợ cho anh được tái hôn vì lý do con dại, hoàn cảnh gà trống nuôi con, nhưng thật sự mẹ ruột anh đã lãnh nuôi đứa bé mới sinh, còn 3 đứa lớn sống với bà ngoại – Người anh rể tán tận lương tâm, hậu quả phải lãnh…thời gian sau mụ vợ kế mỗi lần gây lộn là phang anh bằng ghế, bằng cây đến sứt đầu đổ máu, anh ta càng ngày càng tàn tạ, mỗi lần tình cờ gặp,  Hương thấy tội nghiệp nhưng nhớ lại chị mình chết oan uổng dưới bàn tay ác độc của anh ta, tự dưng Hương nguyền rủa “đáng đời cho kẻ bất nhân”.
Thời gian lặng lẽ trôi đi, các con của Hương đã lớn, đứa nhỏ nhất vừa tròn một tuổi thì chiến tranh lan tràn trên khắp nẻo quê hương, đâu đâu cũng sặc màu khói súng và máu người, Hương bồng bế con lánh nạn…Nàng đã trải qua biết bao cái chết, biết bao tai nạn mà có lẽ đời thường không ai tưởng tượng nổi ! Về với mẹ cha như cái xác không hồn, vá víu cuộc đời, nương tựa song thân để còn đủ nghị lực nuôi đàn con dại…nàng khổ cực thế nào cũng không than thở, chỉ mong các con khôn lớn nên người – Rồi chiến trận 30/04/1975 bùng nổ, tất cả mọi người bị vào tù cải tạo, Quang cũng thế…
Hương yên lòng với số phận đã an bài, ngày ra chợ buôn bán, chiều về lo cho con – Cuộc sống cũng tạm đủ vì Hương rất lanh lẹ tháo vát hội nhập cuộc sống mới. Lúc đầu Hương chỉ buôn bán thuốc tây lẻ, quần áo, chút ít vải vóc, sau đó nàng mở một sập vải lớn, cuộc sống khá ổn định.
Năm 1982 anh trai nàng đi tù cải tạo về, thực chất là ở tù Cộng Sản, anh hoạt bát giao tế giỏi và chịu lao động nên chỉ 6 tháng sau ngày ra tù anh được trả quyền công dân và đóng ghe hành nghề đánh cá trên biển…Ba tháng sau anh chính thức đứng tên chủ tàu và cho hai con trai của Hương làm thuyền viên tuy rằng chúng còn rất nhỏ – Năm 1983 anh cho tàu vượt biển tìm tự do mang theo hai đứa con của Hương đến miền đất hứa hầu giúp cháu mình tìm tương lai sáng sủa hơn – Trên đoạn đường đại dương muôn dặm, tưởng bao phen đã làm mồi cho cá sấu, cá voi…may thay vẫn còn hồng ân cứu mạng đưa ba cậu cháu đến bến bờ tự do…
Từ đó cảnh nhà đơn chiếc hơn, mẹ ăn chay niệm Phật tu hành sớm tối để cầu nguyện cho bá gia, cha về hưu không làm việc nữa, Hương thu xếp cho cha sống với mẹ con nàng nơi một căn nhà mới, mẹ sống căn nhà cũ với đứa cháu lên 10 con gái của người chị đã mất.
Ngày tháng lặng lẽ trôi, cây Quỳnh Hương đã mấy mùa thay lá, Dạ Lý Hương đã mấy đợt héo tàn, Hương vẫn âm thầm kéo lê kiếp tằm kéo kén nửa vời chửa xong – Niềm vui duy nhất cho nàng đủ nghị lực chống chọi với đời là mẹ, mẹ hiền hòa, mẹ từ bi nhân đức là tấm gương sáng chói lọi trong đời nàng – Hương đã là phật tử, là tín đồ lâu nay cũng là nhờ tấm gương của mẹ soi đường dẫn dắt nàng đi…
Một sáng mùa đông, sương mù còn đẫm ướt ngàn cây cỏ, một hung tin đến với nàng ! Mẹ ngã té dưới nền hoa và hôn mê sáu hôm liền. Hương hết lòng chạy lo cho mẹ nhưng đành chịu thua định mệnh – Mẹ trút hơi thở cuối cùng vào ngày 14/11/1989 Âm lịch – Mẹ ra đi mang theo bao hờn tủi vì suốt đời hy sinh cơ cực chỉ mong một điều được chết sau cha dù một năm để được đền bù, để được thơ thới tâm hồn bởi mẹ khổ với cha quá nhiều trong quãng đời chung sống !
Ngày Mẹ vĩnh viễn ra đi là ngày Hương đau đớn nhất, nàng ngất lịm dưới nền hoa bên quan tài của mẹ, nàng nghe như ai xé tim mình tan thành mảnh vụn – bầu trời như không còn ánh sáng, vạn vật chẳng hồi sinh và nàng…như chẳng còn tồn tại giữa thế gian – nàng bất tỉnh, bên tai còn nghe văng vẳng tiếng kêu cứu “ chú Đệ, dì cháu bất tỉnh, chú kêu dùm bác sĩ gấp chú ơi…”

NPNA

ĐOẠN TRƯỜNG AI CÓ QUA CẦU MỚI HAY !...

                                    Người đạp xe ba gác
                   Riêng tặng các bạn cùng cảnh ngộ.

                                                Tâm bút : Nguyễn Hữu Nhân


Sau nhiều lần bạn bè thúc đẩy, bảo tôi phải viết lại câu chuyên  thật của mình để các anh em được chia sẻ về cuộc sống của những người tù sau nhiều năm trong ngục tù CS được trở về, vì vậy tôi ước mong đây là câu chuyện vui nhưng đầy nước mắt, một câu chuyện cay đắng cuộc đời, một câu chuyện  để nhớ về người mẹ đã suốt đời tận tuỵ lo cho đàn con, mà giờ nầy tôi đã không còn được nhìn lại mẹ nữa, một đau buồn nhất của những người con trong mùa Vu Lan.
         Tôi cũng như biết bao nhiêu anh em đã trải qua sau nhiều năm tháng trong các trại tù (tập trung cải tạo). Một buổi sáng sắp hàng để chuẩn bị đi lao động, tôi được đọc tên trong danh sách ra về, còn có nổi vui mừng nào hơn sau 7 năm xa cách cha mẹ, vợ con.
        Tôi được ra khỏi hàng và trở về trại để thu dọn tư trang  ra về. Khác với những lần trước, vì những lần đó, những anh em được kêu tên, chúng tôi dự đoán các anh  em đó được thả về, nhưng cán bộ thì không bao giờ nói là được về mà chỉ cho chúng tôi biết rằng các anh  em đó được điều đi một nơi khác mà thôi.
             Trở về trại trong niềm suy nghĩ miên man, đã lâu rồi, chuyện ra về coi như đã quên lãng, vì sự chờ đợi đã mỏi mòn mà không đến, nay thì không chờ đợi nữa, chúng tôi đã chán nản, và không còn tin tưởng ngày về nữa thì chuyện được về lại đến với chúng tôi.
              Cả trại B trại cải tạo Xuyên Mộc hôm đó được kêu tên để về khoảng trên dưới 10 người, tôi được may mắn nằm trong số đó. Sắp xếp đồ đạc để ra về, tôi thấy không cần đem theo gì cả, tôi để lại hết cho các bạn cùng ăn uống chung với tôi trong thời gian qua, nhóm  chúng tôi gồm có Huỳnh Bửu Long (Hải Quân), Nguyễn Văn Yến( Pháo Binh), Trương Công Nhựt Ðại đội trưởng Địa Phương Quân Tiểu khu Phước Tuy và Tôi Pháo Binh Sư Đoàn 18, bốn anh em chúng tôi đã sống chung với nhau từ ở Phước Long và về đến trại nầy cả mấy năm nay. Tôi sẽ để lại những món đồ dùng nầy cho các bạn, có một điều rất buồn là sống chung với nhau cả bảy năm trường, mà hôm nay ngày về tôi đã  không được dù là chỉ một cái bắt tay với các bạn. Tôi chỉ đem về duy nhất một bộ đồ mặc trong mình và một bộ nữa để làm kỷ niệm. Bộ đồ mặc trong người tương đối lành lặn nhất, cũng cả hai ba miếng vá, còn bộ đồ mà tôi mang về để làm kỷ niệm thì ít nhất cũng cả chục miếng vá, những miếng vá nầy là những lớp bao cát, chỉ cũng là chỉ bao cát, vá lớp bao cát nầy chồng chất lên lớp bao cát khác, và cứ như vậy các lớp bao cát chồng chất lên nhau. Tôi đem về nhà và sau khi mẹ tôi nhìn thấy bộ đồ đó mẹ tôi đã khóc. Mẹ tôi nói rằng: “Con của tôi bây giờ khổ sở đến thế nầy sao? Tội cho con tôi ngày nào đi về xe cộ đón đưa, áo quần ủi hồ thẳng nếp, mà giờ nầy mặc tòan đồ rách, vá bằng bao cát?”.Tôi chỉ biết ôm mẹ tôi như ngày nào tôi còn bé thơ, và để cho những giọt  nước mắt tuôn trào. . .
            Từ Xa Ác (địa danh của trại tù chúng tôi) tôi được nhận 12 đồng để làm lộ phí đi về, một số anh  em được cán bộ trại trả lại tiền gởi, vì tất cả chúng tôi không được giữ tiền bạc gì cả, mà phải gởi cho cán bộ, khi cần thì xin phép lấy để gởi mua thuốc lào hay đường tán. Riêng tôi từ ngày vào các trại đến giờ, gia đình có quá nhiều khó khăn, tôi chẳng bao giờ có tiền nên không bận tâm đến việc nhận tiền lại.
            Đáng lẽ chúng tôi phải đợi xe molotova chở ra Long khánh để lên xe , và từ đó mạnh ai tìm đường về nhà nấy, nhưng kinh nghiệm của những lần trước, có anh em đã chờ để được lên xe, và cuối cùng trại đã hủy bỏ và vẫn còn ở lại cho đến bây giờ, vì vậy khi nhận được giấy ra trại rồi, chúng tôi ba giò bốn cẳng rời khỏi trại ngay bằng đường bộ, tôi không còn nhớ rõ nữa, không nhớ là khoảng cách bao xa, nhưng  từ sáng hôm đó, tốp chúng tôi chia ra làm 2, 3 tốp khác nhau và cùng nhau rời trại sau khi đã cẩn thận bọc giấy ra trại trong túi.
            Chúng tôi miệt mài đi không nghĩ, đi vào trong những chỗ rừng rậm mà không dám đi trên con lộ chánh, vì sợ sẽ bị hủy bỏ lệnh ra trại và xe chở lại như những lần trước. Thế rồi chúng tôi cũng ra được đến Long Khánh Xuân Lộc.  Điạ danh nầy lại cũng là một kỷ niệm khó quên của tôi. Năm 1969 tôi rời khỏi trường Pháo Binh Dục Mỹ, với cái lon quai chảo (Chuẩn Úy), trở về đơn vị pháo binh đầu tiên là tiểu đoàn 183 pháo binh tân lập, khoảng giữa tháng 5 năm 1975 tập trung tại đây, đi hết gần 13 trại tập trung, và cuối cùng hôm nay sau gần 7 năm tôi lại cũng từ đây để đi về nhà, một sự trùng hợp thật đáng nhớ.
      Sau 7 năm trời  bây giờ nhìn lại Long Khánh tất cả đều xa lạ đối với tôi, mặc dầu trước đây tôi đã ở Long Khánh từ khi mới thuyên chuyển về cho đến ngày trời sập. Tôi đã cùng các bạn Pháo Binh của Tiểu đoàn 181 Pháo binh thuộc sư đoàn 18 Bộ Binh ăn uống ở các quán  Ba Thừa, và các quán nhậu xung quanh chợ Long Khánh. Giờ nầy tôi không còn nhận được các nơi mà một thời tôi đã từng đi qua. Long khánh bây giờ tiêu điều, phố xá loang lỗ vết đạn còn in sâu trên tường như để nhắc lại biết bao nhiêu trận chiến đã xẩy ra ở đây vào những ngày tháng cuối cùng của năm 1975. Tôi và người bạn đi vào quán nước giải khát ngay chợ để mua một ly nước uống cho bù lại những tháng ngày qua trước khi mổi đứa chia tay nhau ai về nhà nấy. Trong túi tôi chỉ vỏn vẹn có 12 đồng không còn một xu lẻ nào khác ngoài số tiền đó. Tôi không biết có đủ tiền để đi về nhà không nhưng tới đâu thì kệ nó, tôi thèm được uống một ly nước đá lạnh mà 7 năm trời qua tôi không hề được biết cục nước đá là gì? Tôi hỏi thăm giá cả và biết được tôi sẽ phải trả 2 đồng để uống ly nước đá nầy. Dù sao thì cũng đã lỡ rồi, chẳng lẽ đã vào quán rồi tôi lại bước ra hay sao? Kêu ly nước đá chanh, tôi ngụm từng ngụm nhỏ, để tận hưởng từng giọt nước đá lạnh chạy dài xuống cổ, ôi sao nó ngon đến như thế, bảy năm trời tôi chưa từng được hưởng cái giây phút sung sướng như thế nầy.Thấy ở ngoài hiên tiệm có người bán thuốc lá, tôi thèm được hít một hơi thuốc thật dài cho bù lại những năm tháng dài rít những bi thuốc lào cái sắn, nghĩ vậy tôi bèn  tặng cho mình một điếu thuốc. tôi hỏi cô chủ bán thuốc có bán thuốc lẻ không? Cô trả lời, anh hút thuốc Samit nhé, một đồng một điếu. Tôi gật đầu và được cô chủ quán đưa cho một điếu thuốc Samit. Đường đường cũng là sĩ quan Quân lực VNCH, chưa bao giờ tôi lại đi mua thuốc lẻ như bây giờ. Sau khi cầm điếu thuốc trong tay, tôi hỏi cô chủ bán thuốc để mượn hộp quẹt, thì cô ta nhìn tôi bằng cặp mắt kinh ngạc, cô nhìn tôi như người mới ở một hành tinh nào đó vừa xuống quả địa cầu nầy vậy. Rồi cô ta chỉ ngay cho tôi cây nhang đang được đốt cắm trên quày bán thuốc, cô ta nói: làm gì có hộp quẹt mà ông mượn, mồi thuốc vào cây nhang đó!. Ôi sao người dân bây giờ nghèo đến thế nầy ư? Mới có bảy năm trời mà cuộc sống của người dân đến mức độ nầy sao?. Tôi không ngờ sau khi chúng tôi tập trung vào trại, thì người dân ở ngoài cuộc sống cũng khốn khổ không kém. Mồi xong điếu thốc tôi trở vào quán và bắt đầu hít những hơi thuốc thật dài cho bù lại những ngày qua tôi ước ao có được một điếu thuốc thẳng (đây là danh từ của những tên cai tù thường nói với chúng tôi) Không hiểu vì thuốc Samit nặng hay vì đã quá lâu tôi không được hút thuốc nữa, sau khi hít một hơi thật dài, tôi thấy mình lâng lâng như đi vào một thế giới nào đó, thì ra tôi đã say, tôi gục đầu xuống bàn, và thiếp đi độ chừng mười phút rồi tỉnh lại, vài người trong quán họ nhìn tôi bằng cặp mắt khác thường, tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng, nhưng phải biết nói gì để họ hiểu tôi đây. Họ hỏi tôi từ đâu đến, tôi có bị trúng gió hay không? Và còn biết bao nhiêu câu hỏi khác nữa v.v… Thấy mình khó nói dối và nhất là bộ đồ mặc trong mình cũng chứng minh cho họ được biết mình là một thằng tù mới được thả về, nghĩ vậy tôi không còn giấu giếm gì nữa và tự nhận mình là một tên “tù cải tạo” vừa được tha về.
Những người có mặt ở đó họ nhìn tôi nửa tin nửa ngờ, họ hỏi tôi sao đến bây giờ anh mới được về ? tôi trả lời vừa cười vừa như mếu máo muốn khóc. Dạ vì tôi học không tiến bộ cho nên mãi đến hôm nay mới được cho về. Tôi từ trại Xa Ác và đã đi bộ hơn nửa ngày mới về được đến đây. Vì mệt và thèm được ngụm một ngụm nước đá cho nên tôi vào quán để mua ly nước uống cho đở mệt trước khi đón xe về Bà Rịa. Mọi người nhìn tôi một cách thương hại! Một số người có mặt trong quán tỏ ra có cảm tình với tôi ngay, họ mời tôi uống thêm một ly nước nữa và họ sẽ không tính tiền cả hai  ly nước nầy nhưng tôi từ chối vì thấy đã đủ và không muốn làm họ chú ý nữa, vì vậy tôi cảm ơn chủ quán và bước ra đường để trở lại bến xe về Bà Rịa.
     Tôi hỏi những người đã ngồi trên xe và được biết chiếc xe nầy sẽ chạy về Bà Rịa. Tôi mừng trong lòng và tự nghĩ chỉ vài giờ sau tôi có mặt ở nhà, nào Cha, nào Mẹ, nào các em tôi, các con tôi sẽ mừng biết chừng nào v.v… bây giờ nghĩ đến việc trả tiền xe mới là điều mà tôi lo sợ, tôi hỏi về Bà Rịa bao nhiêu tiền, người lơ xe trả lời 20 đồng - nghe đến đó tôi như người bị điện giựt, làm sao tôi có đủ 20 đồng để trả cho họ đây, tôi cũng không hiểu sao hình như mọi người họ đang nhìn tôi, có lẽ tôi có cái gì khác thường ? Ồ tôi đã nghĩ ra rồi, thì ra tôi mặc bộ đồ không giống ai cho nên đã gây sự chú ý với họ. Thôi mặc kệ, tôi cứ nói thiệt biết đâu họ cảm thông và bớt cho tôi tiền xe, vì tôi chỉ còn có 12 đồng mà thôi, nghĩ vậy tôi bèn nói với anh lơ xe:” Anh thông cảm cho tôi, tôi mới ra trại, về đến Bà Rịa, tôi sẽ về nhà xin tiền và sẽ tìm anh để trả tiền cho đủ, vì hiện tại tôi chỉ có 12 đồng mà thôi. Anh lơ xe nói với tôi: “lúc nầy ông nào cũng nói mới ra trai hết, làm sao mà chúng tôi tin cho nổi”,  tôi đau nhói cả tim, bảy năm trời tôi ở trong các trại tù, chúng tôi có biết gì ở bên ngoài đâu, làm sao mà có người họ lại giả dạng tù cải tạo như chúng tôi để làm gì? tôi chỉ còn biết năn nỉ mà thôi, tôi nói: Nếu anh không tin tôi sẽ đưa giấy ra trại cho anh xem, nói xong tôi liền móc trong túi ra, trước khi móc được nó ra tôi  đã phải tháo nắp miệng túi cẩn thận để lôi tờ giấy ra trại trình cho anh lơ xe, tôi cứ nghĩ tôi sẽ trình tờ giấy nầy khi tôi về đến địa phương chứ nào nghờ lại phải trình cho anh lơ xe nầy. Tôi đưa cho anh ta, nhưng anh ta không thèm coi cái tờ giấy mà tôi đã phải bỏ ra không biết bao nhiêu ngày đêm mới có được tấm giấy nầy, tôi lại xếp lại cẩn thận và bỏ vào túi rồi gài miệng túi lại hẳn hoi trước khi tôi có những đề nghị với anh ta, tôi nói : anh cầm 12 đồng nầy, và một bộ đồ nầy, bộ đồ mà 7 năm qua tôi đã giữ nó như là một bảo vật mà hôm nay tôi đã phải đem nó đi cầm , vì tôi không có một món đố nào đáng giá,  ngày mai tôi sẽ ra tìm xe anh và chuộc lại. Anh ta nói bộ đồ của anh không đáng một đồng bạc, bộ đồ rách như vậy tôi cầm để làm gì? Tôi đau nhói nơi tim, trời ơi, có ai hiểu được bộ đồ nầy tôi đã đánh đổi không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt, từng miếng vá là từng kỹ niệm của các trại tù mà tôi đã trải qua, nếu tôi có tiền, thì có lẽ không có một số tiền nào có thể đánh đổi được nó, bộ đồ mà tôi đang cầm trên tay. Bộ đồ nầy không đáng một đồng bạc! tôi tự lập lại câu nói đó trong lòng và thấy buồn vô hạn, phải, anh nói đúng, nó không đáng một đồng bạc đối với anh, nhưng nó là vô giá đối với tôi, đối với những thằng tù như tôi anh có biết không? Bây giờ đâu phải là chỗ tôi và anh tranh cải, lý luận. Vì vậy tôi nói: Thôi được, anh cứ cho tôi đi được đến đâu hay đến đó, đến chỗ nào anh thấy hết tiền thì cho tôi xuống ở đó và tôi sẽ đi bộ về nhà vậy. Ý kiến nầy của tôi có vẽ thực tiễn và anh lơ xe đã cho tôi được ngồi trên xe đò (xe chạy bằng than) để về Bà Rịa.
       Cuộc đời  của tôi có những chuyện thật bất ngờ, cũng con đường nầy cách đây 7 năm ngày 20 tháng 4 năm 1975, tôi đã di chuyển đơn vị rời khỏi Long Khánh cũng bằng con đường nầy, lúc đó tôi di chuyển trong lúc những tiếng pháo nổ chát chúa sau lưng, tôi là người chỉ huy đoàn xe và cho lệnh chạy, nhưng bây giờ tôi lại phải xin xỏ, năn nỉ để được leo lên xe !!! Tôi nhìn lại hai bên đường giờ đã thay đổi rất nhiều, trước đây là đồng ruộng thì bây giờ lại có những túp lều mọc lên , những luống khoai, những gốc mì đã được trồng vào những chỗ trống ở giữa những gốc cây cao su v.v.  tóm lại họ đã tận dụng không để một khoảnh đất trống nào. 
       Người lơ xe cho tôi xuống  ngay đầu đường  góc ngả ba bệnh viện cũ, anh cũng tử tế chỉ nhận 12 đồng và không lấy bộ quần áo cũ của tôi, tôi xuống xe và bắt đầu đi bộ về nhà. Tôi muốn giành cho ba tôi, mẹ tôi, các em tôi, và các con tôi  một ngạc nhiên khi tôi bước chân vào nhà.
       Từ ngày tôi đi đến giờ tôi không được biết vợ và các con tôi ở đâu nữa, vì vậy khi tôi bước chân vào nhà, tôi không được nhìn thấy những đứa con tôi, mẹ tôi đang nấu nướng ở dưới bếp, tôi chạy xuống ôm mẹ tôi, mẹ tôi vô cùng sung sướng, bà không ngờ tôi lại về vừa đúng lúc gia đình chuẩn bị đi thăm tôi. Tôi đã ôm mẹ tôi thật lâu để bù lại những tháng ngày tôi đã không được gần gủi mẹ tôi, đây là những giây phút mà tôi cảm thấy sung sướng nhất trong cuộc đời của mình kể từ khi còn chập chửng biết đi cho đến ngày tôi khôn lớn, mẹ ơi ! viết những dòng chữ nầy mà giờ đây con đâu còn được gặp mẹ nữa, cả đời tận tụy cho các con, ngày mẹ ra đi con đã không được kề cận mẹ, giờ con hiểu được tình mẫu tử như thế nào thì con đã không còn mẹ nữa. Hãy tha lỗi cho con mẹ nhé, nếu như con có làm gì cho mẹ không vui?
     Tối hôm đó, mẹ con quây quần, các em tôi kể lại những gì đã xẩy ra từ khi tôi vắng nhà, đặc biệt là tối hôm đó tôi không được gặp Ba tôi, vì người đang còn ở trên rẩy. Hôm sau tôi trở lên Suối Nghệ, nơi nầy Ba tôi một mình ở trong rừng cao su trồng trọt, cuộc sống của Ba tôi thật đáng thương, ông một mình làm rẩy, vừa nấu ăn, nào bắp, đậu, gạo, khoai, Ba tôi đã bỏ chung tất cả vào nồi, dùng các cành cây nhỏ làm củi để đun, Ba tôi đã ăn uống thiếu thốn và đã sống như vậy kể từ ngày tôi vào tù.
     Không có giấy mực nào tả hết nổi thống khổ của gia đình tôi kể từ khi tôi vắng nhà, tối hôm đó tôi ở lại rẩy với Ba tôi, hai cha con nằm trên tấm vạc tre  làm giường ngủ, không có  tấm vải trải lên phên tre nữa, tối nóng quá Ba tôi đã dùng miếng bìa carton làm quạt cho tôi, ôi tình cha con là như thế đó, biết đến bao giờ tôi có dịp để đền ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha ?
     Hai ngày sau tôi quyết định  phải bắt tay đi tìm việc để phụ giúp vào gánh nặng gia đình mà một mình em tôi đã phải gánh vác hơn 7 năm qua. Tôi ỷ vào một số kinh nghiệm trong nhiều năm tháng trải qua ở các trại tù, vì vậy tôi bèn chọn con đường vào rừng chặt tre, vác củi. Theo chân vài người quen cho biết chúng tôi sẽ đi vào rừng Bình Giả để chặt tre đem về bán, sáng hôm sau tôi theo đoàn người chuyên nghiệp chặt tre để cùng đi làm với họ, đạp xe đạp lên tận Bình Giả, rồi từ đó để xe ở nhà người quen và bắt đầu phóng vào rừng, từ đó đi vào rừng cũng cả 3, 4 cây số, chúng tôi lựa những cây lồ ô suông và dài, chặt những cây lồ ô nầy cũng hết sức khó khăn, tôi mãi mê chặt cho đến lúc gọi nhau đi ra, tôi đã bó khoảng 10 cây nhưng nặng quá không vác nổi, lại phải bỏ bớt vài cây, và khi vác được lên vai rồi, tôi không biết làm sao mà tôi có thể ra được chỗ gởi xe đạp nữa, nặng và dài, trong rừng cây cối và dây leo chằng chịt, thật là khó khăn mới đem được bó lồ ô ra đến chỗ gởi xe.  Đến đây tưởng đã yên thân, nhưng nào có dễ dàng đâu, từ đây đạp xe với bó lồ ô nầy đem về nhà còn biết bao nhiêu là chông gai nữa, tay nghề chưa quen, không đủ sức khỏe như những dân làm tre chuyên nghiệp, họ đem xe ra đường và leo lên đạp ngon lành, còn tôi ì à ì ạch mãi mới đem được chiếc xe và bó lồ ô ra đường, chưa hết đâu, ra tới đường rồi tôi cột bó lồ ô dọc theo xe đạp, ghi đông bị cứng không bẻ qua bẻ lại được nữa, bây giờ lại là một đại nạn nữa, v.v… còn nhiều và thật nhiều nữa những khó khăn khác tôi mới đem được bó lồ ô về đến nhà. Người ta thì đạp còn tôi thì phải đẩy như vậy trên suốt đọan đường từ Bình giả về đến Bà Rịa.  Tối hôm đó tôi về đến nhà cũng gần 10 giờ đêm và quyết định bỏ job, ngày mai không đi làm công việc chặt lồ ô nữa. Bây giờ còn việc đem bán cũng khó khăn không kém, sáng sớm hôm sau tôi vác bó lồ ô ra chợ Bà Riạ để bán, tôi vác lại vựa chỗ tập trung mua sĩ lồ ô, họ chê nào là lồ ô không đẹp, cây không được thẳng, và còn nhiều chê bai khác nữa, tôi buồn qúa vừa buồn vừa thấy tức giận, biết bao nhiêu công sức tôi mới đem được số lồ ồ nầy về đây, thế mà khi đi bán cũng gặp nhiều phiền phức và bực bội, họ chỉ trả cho tôi có 3 đồng bạc, trong khi nếu tôi mua thì họ bán cho tôi 2 đồng một cây. Tôi không bán và vác đi vòng vòng ở các sạp và rao bán, có mấy chỗ họ đồng ý mua và trả cho tôi 10 đồng, tôi nghĩ 10 đồng cũng không đáng công tôi đi nguyên một ngày từ sáu giờ sáng cho đến 10 giờ đêm mới về đến nhà, nhưng không bán thì để làm gì, cũng còn hơn chỗ vựa chỉ mua có 3 đồng. Tôi cầm 10 đồng bạc trong tay mà nước mắt như đang chạy dài xuống má, tôi nghĩ tới câu: “Lao động là vinh quang, lang thang là chết đói”quả đúng như vậy, ngày mai tôi sẽ lên Phước Hòa, Ông Trịnh để đi đốn củi. Sáng sớm hôm sau tôi thức dậy thật sớm, đạp xe lên Láng Cát Ông Trịnh để cùng đi với vài người bạn họ thường xuống chợ Bà Rịa mua vải ở cửa hàng của em gái tôi,  đến nơi tôi gởi xe đạp ở nhà của người bạn, rồi cũng như đi chặt tre, tôi và vài anh bạn đi vào rừng đốn củi, tôi chặt một khúc củi tương đối tốt và vác ra đường, sau đó tôi đã đem khúc củi nầy về đến nhà người bạn và từ đó tôi sẽ chở xe đạp về nhà, cũng như lần trước, sau khi cột khúc củi vào xe rồi, tôi cũng không thể đạp được và cũng phải thồ xe đạp và khúc củi về nhà mà thôi. Tương đối đở vất vả hơn đi chặt tre, nhưng tôi cũng phải mất hơn ngày trời và về đến nhà cũng 7 giờ tối. Phải cưa ra và chẻ nhỏ và đóng thành thước rồi mới bán được. Tính chung cũng chỉ kiếm được không tới 7 đồng một ngày, rồi tôi thấy không ổn, vì vất vả và chẳng được bao nhiêu tiền vì vậy nghề nầy rồi cũng phải bỏ, trong lúc tôi đang chán nản, vì thấy kiếm đồng tiền khó quá, sáng sớm hôm sau, tôi ra gặp Tám Kỳ, anh nầy trước đây bán nước đá  trong trường Châu Văn Tiếp của chúng tôi, bây giờ ông ta đã trở thành chủ vựa nước đá tại chợ Bà Rịa. Tôi kể hoàn cảnh của mình cho ông ta nghe, sau đó ông đồng ý mướn tôi  làm công việc bốc và khuân nước đá, mỗi ngày trả cho tôi 6 đồng. Tôi làm từ 6 giờ sáng, đến 6 giờ chiều thì về, nhưng giờ giấc không nhứt định như vậy, có nhiều hôm xe Phước Tỉnh lên lấy đá, ông cho cô con gái đạp xe đạp vào gọi tôi, tôi ra và làm nhiều hôm đến 12 giờ khuya mới xong việc và ra về, ba bốn ngày liên tiếp như vậy, ngày nào tôi cũng phải ra đục đá cào trấu ra hết để lòi các cây đá ra, và dùng dao răng cưa để chặt vào các đường nối của các cây đá, sau khi đã tách được cây đá riêng ra rồi, kế tiếp là vác cây đá đó ra xe cho khách hàng, công việc liên tục như vậy cho đến người khách cuối cùng mới được ra về, có hôm đang lo cho chiếc xe nầy thì xe khác lại đến và tôi lại phải lo cho xe đó nữa, vì vậy có hôm mãi đến gần 1 giờ sáng tôi mới xong việc và ra về, chỉ có 6 đồng mà tôi thấy mình bị bóc lột sức lao động quá nhiều, vì vậy làm được không đầy một tuần lễ tôi đã xin nghỉ việc. Thời may có Danh trước đây là Trung sĩ Nhất của Pháo Đội của tôi, Danh đang hành nghề xe ba bánh, Danh nghe tin tôi về nên lại thăm tôi và Danh đề nghị tôi nên đạp xe ba bánh, Danh sẽ kiếm mối cho tôi, Thầy trò gặp nhau trong hoàn cảnh thật đáng thương nên rất thương nhau và thông cảm hoàn cảnh của tôi, sau đó Danh đã hướng dẫn tôi đạp xe ba bánh. Gần sát nhà tôi có chiếc xe ba bánh để không của bà Bảy Hường, tôi bạo dạn qua gặp bà ta và đề nghị mướn chiếc xe của bà, bà đồng ý cho tôi mướn 6 đồng một ngày, tôi phải chịu sửa chửa tất cả những gì nếu bị hư hao, tôi đồng ý.
Được một số những người quen cho biết, khoảng 1, hay 2 giờ sáng, ra chỗ vựa cá thì không có sức mà chở, vì lúc đó cá lên, người ta mua bán tấp nập, họ sẽ kêu xe ba bánh chở không kịp. Biết được tin nầy tôi rất mừng, vì vậy sáng sớm hôm sau mới hơn 12 giờ khuya, tôi ghé qua nhà thím Bảy Hường và xin phép lấy xe sớm, khi mở cửa cho tôi đưa xe ra thím còn căn dặn thêm như sau: “ Cậu phải cẩn thận đừng để mất xe, nếu bị mất cậu không có tiền để đền cho tôi đâu, mỗi ngày cậu phải đem xe trả cho tôi, chừng nào chạy thì qua lấy”. Tất cả những điều kiện nào của chủ xe ba bánh tôi đều đồng ý hết, vì nếu không đồng ý thì tôi sẽ không được mướn xe.
       Lần đầu tiên trong đời tôi đạp xe ba bánh, chiếc xe không mà tôi cảm thấy quá nặng rồi, tôi nghĩ đến nếu có người ngồi trên xe thì có lẽ không cách gì tôi đạp nổi.Dù sao thì cũng phải ráng, mình  không còn con đường nào khác hơn để mà chọn lựa nữa. Tôi bắt đầu đạp xe ra ngõ, rồi bắt đầu đạp xuống chợ cá, vì như những người thông thạo cho biết, mối cá chở không kịp, họ đã bắt đầu làm việc từ 1 giờ sáng, vì vậy tôi phải gấp rút đến đó, kẻo không kịp.
       Chiếc xe không, không có một bóng dáng người nào ngồi ở trên đó, vậy mà tôi đã đạp hộc xì dầu, nào là mồ hôi mẹ, mồ hôi con đã bắt đầu rượt đuổi nhau, tôi nghĩ đến công việc kế tiếp phải làm, dầu sao tôi cũng là thằng đạp xe ba bánh:.Tôi cảm thấy buồn buồn cho số phận mình, tôi phải làm gì để sống khi hai bàn tay không có lấy một đồng, còn biết bao nhiêu cay đắng và gian nan đang chờ đón tôi, nào là tôi chưa có quyền công dân, còn đang bi quản chế, mỗi tuần lễ phải lại công an khu vực trình diện và khai báo công việc trong tuần v.v…
          Cuối cùng tôi cũng đến được chu chợ cá trong chợ, trời mưa lầy lội, vô đến khu vực nầy là cả một vấn đề, tôi đậu chiếc xe ba bánh của mình ngay hàng xôi ở cuối dãy, các anh em ba bánh đang làm việc tấp nập, họ khiêng những sọt cá nặng nề cho lên xe ba bánh và chạy đi, tôi cũng chẳng biết họ chạy đi đâu nữa, cứ thế xe nầy ra thì xe khác lại vào để chở, có khoảng 4 chiếc xe thay nhau chở cá, riêng tôi đậu xe từ nảy đến giờ chả có ma nào gọi tôi cả, tôi cứ tiếp tục đậu tại chỗ và mong sẽ có người gọi, nhưng chẳng ai thèm gọi tôi cả, vừa đói và vừa buồn, tôi mua một đồng xôi bắp ăn cho đỡ đói, chưa làm được đồng bạc nào mà đã phải mất hết một đồng rồi, tôi ngồi bắt chân chéo quảy trên chiếc xe ba bánh, vừa ăn xôi vừa nghĩ chuyện đời, cũng tại nơi đây, những năm về trước tôi đã từng về đây trên chiếc xe Jeep, có tài xế hẳn hòi, mà giờ nầy tôi lại ngồi trên chiếc xe ba bánh để chở khách kiếm từng đồng v.v..
     Tôi đang miên man nghĩ ngợi thì bổng có tiếng gọi: ba bánh, ba bánh, tôi mừng quá tưởng là sẽ có được mánh lớn rôì, tôi bèn trả lời: dạ chị gọi tôi, người đàn bà thoạt nhìn tôi thấy có vẽ quen quen nhưng không dám hỏi, tôi đẩy xe ba bánh  khỏi khu chợ cá và đẩy xe lên đường để bắt đầu chuyến xe đầu tiên trong đời, anh chị nầy rất rành đi xe ba bánh vì vậy khi bước lên xe tôi thấy người chồng ngồi lên thành xe, còn hai chị thì ngồi ngay lên cây gác ngang, ba người nấy muốn đi vào ngả ba bệnh viện Bà Rịa, họ hỏi tôi bao nhiêu một người, tôi trả lời, mỗi người một đồng. Khi cả ba người ngồi lên xe rồi, tôi vừa đẩy xe vừa phóng lên đạp, nhưng khổ nổi cho tôi, chiếc xe cứ muốn nhổng về phía trước, vì các người nầy ngồi phía trước quá nặng, vì vậy chiếc yên xe ba bánh muốn nhổng về phía trước hoài,  tôi phải dùng cánh tay mặt để cố đè cho yên xe xuống, cố gắng lắm tôi mới lên được yên xe và bắt đầu đạp. Đường đá lổm chổm, tôi đạp được chỉ vài thước mà tôi cảm thấy quá vất vả, tôi không biết có đủ sức để đưa ba người nầy đến ngả ba bệnh viện hay không? đạp được độ vài chục thước, ra tới đầu đường Bạch Đằng, tôi quẹo trái trên đường nầy, đường tương đối bằng phẳng vì vậy tôi cảm thấy yên tâm và tin rằng mình sẽ đưa các người nầy đến nơi mà họ đã yêu cầu, chạy được một khoảng độ 200 thước tới khúc quẹo về nhà Bảo sanh Hữu Phước, trời quá tối, đèn điện thì chỉ sáng lờ mờ, ngọn đèn đường chỉ sáng được tim đèn, đường thì lồi lỏm tôi đạp thấy có vẻ nặng, thình lình bánh xe trước của chiếc xe ba bánh của tôi xụp ngay vào ổ gà, chiếc xe lật úp về phía trước, quăng tôi và ba người ngồi trên xe xuống vệ đường, chuyện xẩy ra quá bất ngờ, tôi bị quăng nằm trong bụi rậm bên vệ đường, còn ba người khách của tôi chẳng biết họ ở đâu nữa, lúc đó tôi chỉ nghe giọng nói của người đàn bà: “Trời ơi! Tôi có bầu” Tôi không còn biết trời trăng mây nước gì nữa, lùm cùm bò dậy, đở chiếc xe bị lật úp lên, miệng không ngớt “xin lỗi”. Người đàn bà gọi tôi lúc nẩy văng mất chiếc dép đâu đó, tìm mãi không được, bà ta đứng dậy và trách móc tôi thậm tệ. Tôi biết lỗi của mình và nín lặng, chỉ mong sao cho họ lên xe để tôi chở đến nơi họ yêu cầu và tôi đề nghị không lấy tiền, nhưng rủi cho tôi họ không chịu lên xe đi nữa, và tiếp tục đi bộ, họ bảo tôi, ông kiếm cho tôi chiếc dép chứ không có dép làm sao mà tôi đi Bình Giả được. Trời tối quá tôi tìm hoài mà cũng không thấy, cuối cùng tôi  bèn đưa đôi dép của tôi cho chị ấy, và năn nỉ các chị lên xe tôi chở đến ngả ba bệnh viện mà không lấy tiền, chẳng ai chịu lên xe cả, tôi năn nỉ cách mấy họ cũng không chịu đi nữa, tôi cảm thấy vừa xấu hổ và hối hận vì việc vừa xẩy ra, tôi tiếp tục đạp xe lẻo đẻo theo sau và năn nỉ, nhưng tất cả đều vô ích, họ đã quyết định đi bộ, tôi tiếp tục đạp theo đến đầu đường Thành Thái nhưng họ vẫn không chịu lên xe, tôi bèn quay xe lại và trở về chợ Mới Bà Rịa. Cuốc xe đầu tiên sau ngày đi tù về, không được đồng nào mà còn mất cả đôi dép, bây giờ đạp xe mà không có đôi dép tôi mới thấy đau chân kinh khủng, không có tiền để mua dép khác, tôi quay về nhà, lấy đôi dép chiếc đực, chiếc cái xỏ tạm để tiếp tục đi đạp xe ba bánh.
      Từ một giờ đêm đến giờ là 7 giờ sáng mà tôi chưa được đồng nào dính túi. Tôi trở ra chợ Mới, đậu xe theo các anh em đạp ba bánh  ngay bên góc chợ. Lúc đó mẹ tôi đi ngang qua, vì mẹ tôi đi chợ về, mẹ tôi nhìn tôi rồi tôi thấy mẹ tôi quẹt nước mắt, mẹ tôi nói với người đàn bà cùng đi chợ với mẹ tôi như sau: “Tội cho con tôi quá, vừa đi cải tạo về, vợ con không còn, ngày nào con tôi đi xe Jeep mà bây giờ phải đạp xe ba bánh”.  Tôi nói với mẹ tôi, mẹ lên xe con chở mẹ về, nhưng mẹ tôi sợ tôi mệt nên bà không chịu lên xe và tiếp tục đi bộ về nhà. Tôi nhìn mẹ tôi mà lòng buồn xót xa vô hạn, con không ngờ giờ nầy gia đình mình lại lâm vào cảnh khó khăn như vậy. Con biết làm gì ra tiền để mẹ bớt khổ đây. Nhìn mẹ đi chợ tay xách giỏ mà lòng tôi đau vô hạn, tôi không dám nghĩ đến bảy năm qua trong lúc tôi vắng nhà, gia đình tôi khổ sở đến chừng nào.Tối hôm đó, em gái tôi kể với tôi “ con Tý nó kể có ông nào đạp xe ba bánh chở nó và đã cho vợ chồng nó té văng vào buị, có phải anh không” ? Tôi cười và nói, tao chứ còn ai nữa, lúc bấy giờ là năm 1982, mẹ tôi lúc đó đã 72 tuổi nhưng mẹ vẫn mạnh khoẻ và không đau yếu gì, khác với tôi một trời một vực, tôi giờ chỉ hơn 60 nhưng cứ nay đau mai ốm hoài, phương tiện vật chất thật đầy đủ, nhưng không hiểu sao tôi lại thường bị bệnh, nhất là chứng phong thấp làm cho tôi vô cùng đau đớn, có khi nằm cả tuần không đi đứng gì được.Trong lúc tôi lầm lũi đạp ba bánh, các bạn tôi, có người có được chiếc xe Honda kéo rờ mọc,  (Xe Honda có kéo  móc hậu phía sau). Tôi cũng có những mong ước như mọi người, và mong ước của tôi lúc bấy giờ là mong sao mình có được chiếc xe lôi như  các bạn tôi, ngoài ra tôi không dám mơ một ước mơ nào to lớn hơn. Một cuốc ba bánh thứ hai cũng làm cho tôi nhớ cho đến bây giờ, sáng hôm đó tôi ra đầu chợ Mới Bà Rịa cũng như những lần trước, đậu xe ngay chỗ những người bán cám, thường thường những cuốc xe nầy chở về Phước Hòa, và những người chủ vựa cám thường gọi xe Lambretta để chở, tôi cũng không hiểu tại sao, hôm đó mấy chủ vựa bán cám gọi tôi và một người bạn xe ba bánh khác để chở cám đi xuống bến ghe Phước Hòa. Họ hỏi tôi có muốn chở không, tôi trả lời không một chút do dự, chở chứ sao không, thế là  chủ vựa đồng ý cho hai chúng tôi chở, mỗi xe là hai bao cám, mới nghe thì thật tưởng bình thường, nhưng không bình thường chút nào cả, hai bao cám của họ, mỗi bao là hai bao tạ chỉ xanh nối với nhau thật dài, bao cám dài hơn cả hai thước và họ bỏ cám vào và dùng cây để dọng cho thật chặt, bao cám nặng hơn 200 Kgs. Mấy người vựa bán cám và mấy bạn cùng đạp xe ba bánh phụ khiêng các bao cám nầy lên xe cho tôi, họ đồng ý trả cho tôi 35 đồng Việt Nam, tôi nghĩ rằng cuốc nầy hơn cả ngày mà tôi chạy từ trước đến giờ, hăm hở để thực hiện cuốc xe nầy, trong thâm tâm tôi nghĩ, chỉ một cuốc xe mà còn hơn cả ngày làm việc thì còn gì sung sướng hơn. Sau gần 2 tháng trong nghề chạy xe ba bánh, bây giờ tôi cũng tạm có chút bản lĩnh, cũng được nhiều khách hàng mến mộ và cũng có khách liên tục, không bù cho những lúc đầu mới vào nghề, chẳng có ma nào kêu đi đâu cả, nghĩ cũng buồn cho những người mới vào nghề, tôi bắt đầu đẩy  xe ra đường và trực chỉ về hướng Sàigòn, khi đẩy xe vừa ra khỏi vựa cám độ vài thước, đẩy không nổi tôi phải lên phía trước để kéo thì xe mới di chuyển được, tôi nghĩ có lẽ vì đọạn đường ngắn và có dốc cho nên xe chưa có trớn nên đạp không được, hy vọng ra đường chánh thì có lẽ không trở ngại, nghĩ thế tôi tiếp tục kéo xe về hướng đường đi Sàigòn, còn người bạn cùng đạp xe ba bánh về Phước Hòa với tôi thì nó đã đi từ hồi nào rồi. Tôi kéo xe ra đến đường vẫn không đạp nổi vì xe quá nặng, tôi tiếp tục kéo như vậy được một đoạn rồi phóng lên xe đạp, nhưng xe vẫn không di chuyển nổi vì 2 bao cám quá nặng, cuối cùng tôi thấy vô phương, không có cách gì đạp nổi cả, vì vậy tôi tiếp tục kéo, 12 giờ hơn mà tôi vẫn chưa tới được Phước Hoà, đoạn đường khỏang 10 cây số mà tôi cứ ngỡ là cả mấy chục cây số lận. Đi hoài vẫn không thấy tới, tôi mệt lả cả người, tôi không ngờ nó chông gai đến như vậy, bây giờ thì mọi chuyện đã lỡ rồi, tôi chỉ còn nước cố gắng kéo cho đến nơi vì mình đã nhận tiền công rồi. Đoạn đường mỗi lúc một dài thêm, từ lúc đưa 2 bao cám lên xe đến giờ tôi không đạp được môt bước nào mà chỉ kéo. Có những đọan đường tôi kéo mà xe hầu như muốn chạy ngược lại vì đoạn đường quá dốc, từ 9 giờ sáng đó là giờ xuất phát của tôi mà bây giờ hơn 12 giờ rồi tôi vẫn chưa tới địa điểm khoảng cách độ 10 cây số.  Cuối cùng rồi với  sức người “sỏi đá cũng thành cơm”, tôi cũng đã đến được bến ghe Phước Hòa, nhờ những người ở trên ghe phụ xuống, tôi đã hoàn thành công việc mà lúc đầu tôi nghĩ sẽ rất dễ dàng. Thưởng cho mình một ly nước đá lạnh,  từng giọt nước mát ngấm dần vào cổ để bù lại nhũng giờ phút vất vả vừa qua. Tôi về đến nhà khoảng hơn 4 giờ chiều và cho mình được nghỉ luôn ngày hôm đó.
            Trên đây là kỹ niệm của tôi trong những ngày đi tù về , gởi đến những người bạn cùng cảnh ngộ để cùng chia sẻ với nhau trong cuộc sống “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”.
            Qua được đến Mã Lại, tôi lại tình cờ gặp lại được bà chủ vựa cám cũng đi vượt biên bà đến sau tôi vài tuần, tôi thuộc PB 967 (Pulau Bidong), lúc đó tôi được văn phòng Trại giao cho chức vụ Trưởng Khối Xã hội Đảo Bi Ðông vào cuối  năm 1983. Bà chủ vựa cám lên gặp tôi để nhận quần áo từ khối xã hội, chị đã nhận ra tôi “thằng đạp xe ba bánh” chở hàng cho chị, chị nhìn tôi bằng cặp mắt kính phục, tôi cũng cảm ơn chị đã giúp tôi trong những ngày tháng vừa qua.
            Viết đến đây tôi nghe trên đài phát thanh thông báo Mùa Vu Lan, bông hồng trắng cho những người không còn mẹ, tôi buồn và nhớ mẹ tôi vô cùng, Mẹ ơi! Con của Mẹ giờ nầy không còn đạp xe ba bánh như ngày nào, con của Mẹ có một cuộc sống tương đối , không còn phải vất vả như những ngày còn ở quê nhà, mới vừa ra tù cải tạo,  nhưng lúc nào con của Mẹ cũng vẫn nhớ về Mẹ, con thầm ước ao được chở Mẹ trên chiếc xe ba bánh nghèo nàn như ngày nào, nhưng làm sao có được., vì bây giờ làm sao tôi có thể tìm lại được những hình ảnh thân thương đó nữa, xin Ba Mẹ hãy phò hộ cho chúng con, ba anh  em chúng con đang sống bơ vơ trên đất người, mùa Vu Lan thiếu cả Mẹ lẫn Cha …

John Nhân Nguyễn - California